Họ chú tâm vào tất cả những điều đáng biết ơn và tìm kiếm những điều tốt đẹp đang xảy ra trên Thế giới.
Chặng đường thành công rất nhiều chông gai, thế nhưng để thành công, họ còn phải vượt qua được rất nhiều thử thách, khó khăn mà nhiều người đã từ bỏ.
Thử thách có thể kéo chúng ta xuống bởi nó giống như những rào cản không thể vượt qua. Nhưng với những người thành công, thử thách không bao giờ giữ họ lại mà lại chính là động lực để họ tìm cách vượt qua. Nếu bạn muốn thành công, trước hết hãy vượt qua những thử thách này.
Cách mà những người thành công tiếp cận với các vấn đề thật thú vị : ở những nơi người khác chỉ nhìn thấy rào cản không thể xuyên thủng thì họ lại tìm ra những thách thức để nắm lấy, những chướng ngại vật cần vượt qua và biết lúc nào cần gạt đi những tiêu cực để tự tin đối diện với nghịch cảnh.
Giáo sư Tâm lí học Martin Seligman của trường Đại học Pennsylvania là người đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu về hiện tượng này. Theo ông, thành công trong cuộc sống được dẫn lối nhờ sự khác biệt quan trọng – cho dù bạn nghĩ mình thất bại do thiếu hụt về tài chính cá nhân vượt khỏi tầm kiểm soát hay là những sai lầm bạn có thể sửa chữa bằng sự nỗ lực.
Sự thành công không phải là điều duy nhất được quyết định bởi suy nghĩ của bạn. Kết quả từ các nghiên cứu của giáo sư Seligman đã cho thấy, những người cho rằng thất bại của họ đến từ sự thiếu hụt tài chính cá nhân có tỷ lệ cao về trầm cảm hay tình trạng phiền muộn. Những người lạc quan thì ngược lại, họ coi thất bại là kinh nghiệm học tập và tin tưởng rằng bản thân có thể làm tốt hơn trong tương lai.
Đây là tư duy về thành công đòi hỏi trí thông minh cảm xúc ( EQ) mà việc duy trì và nuôi dưỡng tư duy này không hề dễ dàng chút nào, bởi nó chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, trong đó 7 nhân tố dưới đây có thể coi là những tác nhân quan trọng phá vỡ tư duy này.
Tuổi tác
Tuổi chỉ là một con số. Những người thành công không coi tuổi tác là yếu tố “định nghĩa” cho bản thân họ và thứ mà họ có khả năng làm. Nếu bạn muốn vài dẫn chứng cụ thể, hãy hỏi Betty White hoặc bất kỳ một doanh nhân thành đạt nào!
Tôi nhớ một giáo sư Đại học đã từng nói với lớp tôi rằng, chúng tôi còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm để có thể làm công việc tư vấn. Ông nói rằng, chúng tôi phải làm cho các công ty khác vài năm mới có thể hy vọng trở thành những nhà tư vấn độc lập. Là sinh viên trẻ tuổi nhất trong lớp nhưng vào thời điểm đó, tôi đã tư vấn cho khách hàng của mình trong khi ông ấy vẫn chỉ đứng trên bục giảng.
Muốn thành công, ai cũng phải vượt qua được 7 thử thách khó khăn này – Ảnh 2.
Mọi người thường cảm thấy họ buộc phải nói với bạn điều bạn nên làm và không nên làm vì tuổi tác của bạn. Người thành công không chỉ nghe và làm theo những lời đó. Họ làm theo trái tim mách bảo và để niềm đam mê – chứ không phải cơ thể đang sống – làm người dẫn đường”
Điều người khác nghĩ
Khi cảm giác hài lòng của bạn bắt nguồn từ việc so sánh bản thân với người khác, bạn không còn là người kiểm soát số phận của mình nữa. Chúng ta không thể gạt bỏ những phản ứng của bản thân với những gì người khác nghĩ về mình, nhưng chúng ta cũng không nên chỉ nhìn vào những thành tích của họ và quan trọng là đừng bao giờ tin 100% vào ý kiến của người khác bởi giá trị bản thân bạn đến từ bên trong con người bạn chứ không phải ai khác.
Những cá nhân thành công hiểu rằng, quan tâm đến những gì người khác nghĩ là lãng phí thời gian và năng lượng. Khi họ cảm thấy việc mình làm là xứng đáng và tốt đẹp, họ sẽ không để ý kiến của người khác cướp mất điều đó từ mình.
“Bất kể người khác có nghĩ gì về bạn vào một thời điểm nào đó, thì chắc chắn bạn không bao giờ tốt hay xấu như những gì họ nói về bạn.”
Những người “độc hại”
Người thành công tin vào một ý niệm đơn giản: bạn là số trung bình của 5 người mà bạn dành thời gian nhiều nhất với họ.
Một số công ty thành công nhất trong lịch sử được sáng lập bởi những cặp bạn đồng hành. Hai nhà sáng lập của hãng Apple – Steve Jobs và Steve Wozniak, sống trong cùng một khu phố; hai người sáng lập nên hãng Microsoft là Bill Gates và Paul Allen cũng gặp nhau ở trường Trung học và cặp bạn Sergey Brin và Larry Page cùng sáng lập nên Google là bạn cùng trường tại Đại học Stanford.
Trong khi những người tuyệt vời giúp chúng ta vươn tới những tiềm năng đỉnh cao của mình thì những người độc hại sẽ kéo chúng ta xuống cùng với họ. Cho dù bằng sự tiêu cực, sự tàn nhẫn, bằng hội chứng nạn nhân hay chỉ là những hành động điên rồ, người độc hại tạo ra sự căng thẳng và đôi khi xung đột. Nếu bạn không hài lòng với nơi mình đang sống thì hãy nhìn những người xung quanh bạn, rất có thể họ chính là gốc rễ của vấn đề.
“Bạn sẽ không bao giờ vươn tới được đỉnh cao cho đến khi xung quanh bạn là những người phù hợp”
Sợ hãi
Sợ hãi không gì hơn là một thứ cảm xúc mong manh được tiếp “nhiên liệu” bằng sự chính sự tưởng tượng của bạn. Hiểm nguy là có thực – nó có thể là cảm giác khó chịu do hormone Adrenaline gây ra khi bạn suýt bị đâm vì lỡ bước chân trước đầu xe bus. Sợ hãi là sự lựa chọn. Người thành công hiểu điều này hơn ai hết, họ đánh bật chúng ra khỏi tâm trí bởi họ hứng thú hơn với cảm giác phấn chấn từ việc chinh phục nỗi sợ.
Đừng bao giờ kìm hãm bản thân chỉ vì bạn đang cảm thấy sợ hãi. Tôi thường nghe mọi người nói rằng, “Điều gì tội tệ nhất có thể thể xảy ra với bạn? Nó sẽ giết bạn chứ?”. Tuy nhiên, cái chết không phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với bạn… “Điều tồi tệ nhất xảy ra với bạn là khi bạn cho phép bản thân tự kết liễu từ bên trong con người mình trong khi bạn vẫn còn đang sống”
Sự tiêu cực
Cuộc sống không phải lúc nào cũng đi theo con đường mà bạn chọn, tuy nhiên nếu nó đi xuống, mỗi chúng ta đều có một quỹ thời gian 24 tiếng mỗi ngày. Người thành công luôn cố gắng sống hết mình với thời gian mà họ có. Thay vì phàn nàn rằng “lẽ ra đã” hay “ lẽ ra nên” làm điều gì đó, họ suy ngẫm về những điều đáng phải biết ơn. Họ tìm ra giải pháp có thể, giải quyết vấn đề và tiến bước.
Khi những tiêu cực đến từ người khác, họ cố tránh bằng việc thiết lập những giới hạn và giữ khoảng cách với chúng. Hãy nghĩ theo cách này : “ Giả sử người hay phàn nàn đang hút thuốc, liệu bạn có ngồi đó cả buổi chiều và nuốt hết hơi thuốc họ đã hít hà không? “. Tất nhiên là không rồi. Bạn sẽ tránh xa họ ra và đó cũng chính là điều bạn nên làm với những người tiêu cực. Một cách tuyệt vời để những người hay ca cẩm phải “im miệng” đó là hãy hỏi ngược lại họ xem họ định làm gì để giải quyết vấn đề mà họ đang phàn nàn. Họ sẽ hoặc thôi không phàn nàn nữa hoặc lái cuộc trò chuyện sang một hướng khác hiệu quả hơn.
Quá khứ hay hiện tại
Giống như sợ hãi, quá khứ và tương lại là những sản phẩm của tâm trí. Không một “lượng tội lỗi” nào có thể đổi lấy được quá khứ và cũng không có một “lượng lo lắng” nào có thể đổi lấy được tương lai. Người thành công nhận thức được điều đó và họ tập trung vào cuộc sống hiện tại. Bạn sẽ không bao giờ gọi dậy hết được tiềm năng của mình nếu bản thân lúc nào cũng như đang sống ở nơi nào khác, không thể nắm được thực tại chứa đựng đầy những điều tốt-xấu.
Để sống trong hiện tại, hãy thực hiện hai điều này:
1. Chấp nhận quá khứ. Nếu bạn không làm hòa với quá khứ của mình, nó sẽ không bao giờ buông tha bạn. Những người thành công biết đâu là thời điểm tốt để nhìn lại quá khứ để thấy mình vừa đi được bao xa.
2. Chấp nhận rằng tương lai là không chắc chắn và đừng đặt những kỳ vọng không cần thiết cho bản thân. Lo lắng không có chỗ trong hiện tại. Như Mark Twain đã từng nói : “Lo lắng giống như việc bạn đang trả món nợ mà bạn không vay” vậy.
Tình hình xung quanh
Để mắt đến thời sự và bạn sẽ thấy rằng, cuộc sống thật khắc nghiệt, mọi thứ chẳng bao giờ theo ý của mình.
Nhưng người thành công không lo sợ điều đó, họ không bị cuốn vào những thứ mà họ không thể kiểm soát được. Thay vào đó, họ tập trung toàn bộ năng lượng của mình vào hai điều nằm trong quyền lực của mình – sự chú ý và nỗ lực. Họ chú tâm vào tất cả những điều đáng biết ơn và tìm kiếm những điều tốt đẹp đang xảy ra trên Thế giới. Họ tập trung nỗ lực vào điều đang làm và có thể làm mỗi ngày để cải thiện cuộc sống của bản thân và Thế giới xung quanh. Với họ, những bước đi nhỏ bé này gộp lại sẽ mang đến một Thế giới tốt đẹp hơn.
Khánh An
Theo Trí Thức Trẻ