Mách bạn 11 kỹ thuật chụp ảnh đơn giản để có những bức ảnh chất ‘để đời’

0
5545

Những mẹo rất đơn giản sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng có được những bức ảnh đẹp, ấn tượng và ‘chất’ nhất.

rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách đẹp, đặc biệt là để trở thành một nhiếp ảnh gia thì lại càng khó hơn nữa. Tuy nhiên, những mẹo rất đơn giản sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng có được những bức ảnh đẹp, ấn tượng và ‘chất’ nhất. Hãy cùng khám phá nhé.

1. Kỹ thuật Framing (Tạo khuôn ảo)

Framing, đơn giản là tận dụng ngay môi trường xung quanh để tạo một “chiếc khung” làm nổi bật cho nhân vật hoặc đối tượng trong ảnh mà bạn muốn nhấn mạnh. Đó có thể là cửa sổ, cửa ra vào, cây cối hay bất kỳ một chi tiết nào khác. Framing thường được sử dụng rất hiệu quả trong việc chụp ảnh chân dung.

2. Movement (Chuyển động)

Nếu bạn chụp thứ gì đó đang chuyển động, hãy nhớ tạo khoảng trống ở phía trước nó. Bằng cách này, bức ảnh của bạn sẽ trở nên sinh động hơn.

3. Direction (Phương hướng)

Thông thường bộ não của chúng ta tiếp nhận thông tin từ trái sang phải, nên cách tốt nhất là bạn đặt tất cả các chi tiết quan trọng ở phía bên phải của khung ảnh.

4. Camera Angle (Góc chụp)

Nhiều khi không nhất thiết phải thay đổi toàn bộ chi tiết trong ảnh, bạn chỉ cần đổi góc chụp là bức ảnh đã trở nên tươi mới hơn rất nhiều rồi, hãy thử xem!

5. Negative Space (Không gian âm)

Mỗi bức ảnh thường có 2 phần chính: Positive Space (các đối tượng chính trong ảnh) và Negative Space (không gian âm hay phần nền). Không gian âm không nhất thiết phải là màu trắng, nó có thể là bất màu gì, chi tiết nào miễn là không chứa nội dung. Sự có mặt của Negative Space trong ảnh sẽ khiến bức ảnh trở nên ấn tượng và độc đáo hơn.

6. Depth (Độ sâu)

Độ sâu sẽ tạo không gian 3 chiều và tính đa dạng cho ảnh. Một bức ảnh trông sẽ sâu hơn khi có:

Các đường song song, thường kết nối với một điểm từ khoảng cách xa.
Sương mù tạo lớp cho bức ảnh.
Tone (Mức độ thể hiện qua màu sắc: Những đối tượng có màu sẫm ở gần hơn và có màu nhạt sẽ ở xa hơn).
Độ sâu trường ảnh (Vật hay người được chụp ở trong khoảng này sẽ có độ nét cao, trong khi những đối tượng nào ngoài khoảng nét này sẽ bị mờ).

7. Foreground (Tiền cảnh)

Tiền cảnh sẽ khiến người xem bị thu hút nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến đối tượng cần nhấn mạnh trong ảnh.

8. Shadows và reflections (Đổ bóng và phản chiếu)

Sử dụng các yếu tố này sẽ khiến bức ảnh trở nên thú vị và hơn.

9. Golden hour và Blue hour (Giờ vàng và giờ xanh)

Giờ vàng (Golden hour) là thời điểm mặt trời lặn gần phía sát đường chân trời, khi đó đường chân trời vẫn còn một vùng sáng tương phản với các vùng tối còn lại. Còn giờ xanh (Blue hour) là thời điểm mặt trời đã lặn hoặc chuẩn bị lên, khi đó bầu trời chưa tối thui mà vẫn còn một chút ánh sáng và vùng trời bao trùm một màu xanh chủ đạo. 10. Học hỏi trước, sáng tạo sau

Một khi đã nắm được những nguyên tắc cơ bản của sự kết hợp, đừng sợ phá vỡ chúng. Điều này không chỉ giúp bạn tạo nên những bức ảnh sáng tạo hơn mà còn xây dựng được một phong cách nhiếp ảnh của riêng mình.

11. Macro trên điện thoại bằng cách sử dụng nước Hãy thử cho một giọt nước lên bề mặt ống kính điện thoại và đưa nó gần sát vật thể muốn chụp. Khi đó, điện thoại sẽ biến thành một chiếc máy ảnh chụp macro khá độc đáo. Giọt nước mà bạn nhỏ lên ống kính đóng vai trò là một thiết bị phóng đại vật thể giúp máy ảnh có thể ghi lại nó. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi nhỏ nước lên ống kính vì nếu có khe hở thì nước sẽ rất dễ vào bên trong.

Theo Brightside
Tuệ Nhi

BÌNH LUẬN