Loạt tranh châm biếm về sự giả tạo của xã hội hiện đại

0
5920

Bạn từng nghe đến những “vụ án” ảnh ngoài đời “đánh chết” ảnh selfie? Đấy là chuyện hiển nhiên mà mọi người phải nghĩ ra từ đầu chứ vì ảnh selfie cũng chỉ như chụp lại bề nổi của một tảng băng trôi mà thôi, những gì ẩn chứa phía sau khuôn mặt xinh đẹp ấy có mấy ai biết được.

Những nghịch lý, tréo ngoe của được thể hiện một cách “trắng trợn” trong những bức tranh này.

Anton Gudim, một họa sĩ trẻ đến từ Moscow, nổi tiếng với tài miêu tả thế giới trần trụi mà anh nhìn thấy qua những bức tranh đơn giản mà châm biếm sâu cay của mình. Trong những bức vẽ của anh, chúng ta nhìn thấy nỗi ám ảnh thiếu lành mạnh đối với các thiết bị di động, tất cả những rắc rối nhỏ nhặt mà công nghệ hiện đại gây ra và những sự ngớ ngẩn đáng kinh ngạc trong .

 Giữa một xã hội chỉ biết cắm mặt vào , người ta bắt đầu quay sang ca tụng những người còn chịu đọc sách. Thế nhưng có ai ngờ nhiều lúc đấy cũng chỉ là cái mã bên ngoài mà một số người muốn ra vẻ ta đây với thiên hạ trưng ra mà thôi.
 Yêu xa khó lắm, yêu xa nhớ lắm… nhưng mà xa đến nỗi cách nhau cả 2 cái điện thoại thế này thì không thể nào thu ngắn khoảng cách được đâu.
 Vì này quá đầy đủ đến mức dư thừa nên người ta chẳng còn biết mình muốn cái gì, thích cái gì nữa. Ai nấy đều nhìn quanh và nhận ra chẳng có cái gì vừa mắt mình cả, lại còn phải chịu cảnh “lạc trôi” giữa dòng đời tấp nập nữa chứ.
 Không phải quyết định nào người ta đưa ra cũng là do đã suy nghĩ kỹ lưỡng đâu, chỉ là não chơi trò hên xui may rủi vậy thôi.
 Nắm tay em đi đến tận cùng của thế gian.
 Thế nào là thời trang? Là những gì mà cả xã hội đều mặc, không một ai khác một ai, vì nếu khác bạn sẽ bị cho ra rìa ngay lập tức.
 Bạn từng nghe đến những “vụ án” ảnh ngoài đời “đánh chết” ảnh selfie? Đấy là chuyện hiển nhiên mà mọi người phải nghĩ ra từ đầu chứ vì ảnh selfie cũng chỉ như chụp lại bề nổi của một tảng băng trôi mà thôi, những gì ẩn chứa phía sau khuôn mặt xinh đẹp ấy có mấy ai biết được.
 Xã hội hiện đại, con người có thể kết nối với nhau mọi lúc mọi nơi thế nhưng tại sao lòng người vẫn thấy cô đơn thế này, chỉ còn biết tìm sự an ủi ở những vật vô tri vô giác mà thôi.
 Trên đời này đi đường mà gặp chỗ nào xôm tụ bu đông bu đỏ hay cự cãi đánh nhau, thậm chí tai nạn thương tâm cũng phải xông vô chụp vài tấm ảnh gọi là để có chuyện mà khoe lên mạng xã hội.
 Đôi khi chúng ta lạc lối không biết mình là ai, không biết mình cần phải đi đâu về đâu, mình có thể làm gì trong cuộc đời này. Những lúc như vậy ta cảm thấy mình chỉ như một lớp vỏ mỏng manh, bên trong trống rỗng, có thể vỡ vụn bất cứ lúc nào.
 Không chen lấn theo cho kịp với thiên hạ thì có nhiều người sống không yên được, nên mặc cho bản thân đang làm sai vẫn cứ ráng cắm đầu bước tiếp.
 Tất cả những gì chúng ta làm chỉ để lấy tiếng, làm cho có chứ chẳng còn một ý nghĩa thực tế nào cả.
 Đôi lúc phải công nhận sống ảo thực sự rất có lợi, mỗi khi muốn xa lánh cả thế gian, chỉ cần đóng cửa mạng xã hội, tắt nguồn điện thoại, thế là còn lại mình ta với ta mà chẳng một ai khác đoái hoài, quan tâm nữa.
 Nếu những giọt nước mắt trong lòng có thể ào ạt tuôn ra như suối thì chẳng một ai còn lo chết khát nữa.
 Đi trên đường đời cẩn thận kẻo vấp, vì khi đó chiếc mặt nạ giả tạo bạn trưng ra với đời sẽ bị rơi ra đấy.
 Con người ngày nay được cái lạc quan, ngay cả trong tình huống khốn cùng nhất như đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, họ vẫn có thể mỉm cười và cảm ơn đời, cảm ơn người đã góp phần khiến cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, để giờ đây dù có phải ra đi cũng không có gì hối tiếc.

(Ảnh: Anton Gudim)

BÌNH LUẬN