Loạt Poster “đạo nhái” trắng trợn chứng minh Trung Quốc là “Vua sao chép”

0
2228

Viên đạn biến mất (2012) của Tạ Đình Phong và Lưu Thanh Vân bị tố poster Sherlock Holmes: A Game Of Shadows (2011).

Dường như đội ngũ sản xuất của đang cạn kiệt ý tưởng về poster truyền bá phim nên phải “học hỏi”, “vay mượn” từ các anh bạn cùng nghề. Nhìn những tấm poster được gắn mác “Made in China” đến cả các phiên bản “gốc” cũng phải chào thua.
Từ trước đến nay, Trung Quốc được mệnh danh là xứ sở lớn nhất thế giới. Không dừng ở việc đạo nhái những món hàng vặt, đồ tiêu dùng hằng ngày. Anh bạn hàng xóm này còn lấn sân sang cả thị trường phim ảnh, và gần đây nhất còn có cả màn đạo nhái “trắng trợn” của Hollywood, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác khiến nhiều người phải tròn mắt ngạc nhiên. Nhìn các tấm áp-phích được “xào nấu” lại khiến các khán giả cũng phải “bó tay chào thua” trước sự “ham học” của đội ngũ thiết kế Trung Quốc hiện nay.


Bộ phim Sherlock Holmes (2009) của Robert Downey Jr. (hình bên trái) và bộ phim Thám tử Đường Lang (2010) dường như là một cặp anh em song sinh khi đứng cạnh nhau, chỉ khác một vài chi tiết nhỏ.

Viên đạn biến mất (2012) của Tạ Đình Phong và Lưu Thanh Vân bị tố đạo nhái poster Sherlock Holmes: A Game Of Shadows (2011).

Giữa Tailor of Panama (2001) và Let the Bullets Fly (2010) thật không khác nhau mấy.

Talk To Her (2002) và Message (2009) thì đến cả tạo dáng với màu cũng chẳng khác nhiều.

Brooklyn’s Finest (2009) và Điệp Hải Phong Vân (2010) thì bố cục càng khỏi bàn, chỉ khác mỗi cây cầu, với vết mực thôi.

Street Kings (2008) và Chongqing Blues (2010) đến cả màu sắc, hình dáng cũng giống nhau nốt.

Dù ra mắt cùng năm 2010 nhưng Hot Summer Days chiếu sau nên cũng bị xem là “đạo nhái” củaValentine’s Day.

Có mấy điểm khác biệt giữa poster phim Kinh thiên động địa (2009) do Trung Quốc sản xuất và phim Flags of our fathers (2006) ngoại trừ phóng hình ảnh gần hơn, khác quốc kỳ, có thêm tia chớp.

Daddy Day Camp (2007) và Eaters (2010) chắc chỉ thêm chiếc xe, thay túp lều bằng cũng như “thần thái quá lố” của anh chàng nằm trên đất.

llusion Apartment (2010) cánh tay dài ra lại thêm máu me chắc sẽ thu hút hơn là chỉ mấy ngón tay đang ngấp nghé muốn bò ra từ hốc mắt của The Eye (2008).

Phobia 2 (bên phải) và Midnight Beating (bên trái), bắt chước giống đến thế này thì có khiến khán giả nghĩ rằng đây là Phobia 3 không nhỉ.

Poster của Sang Hwa, Hong Ryeon (2003) và Căn Hộ Hoang Tưởng (2010). Thật sự thì, chỉ khác mỗi màu nền và diễn viên đổi vị trí chút thôi.

The Ides of March (2011) và Lão nam nhân lịch (2012) trông giống nhau đến cả tư thế, vị trí cầm quyển tạp chí.


Mỹ nhân tâm kế (2010) của Lâm Tâm Như cũng gây ngạc nhiên khi cả biểu cảm nhân vật cùng góc nhìn giống đến mức không thể nào giống hơn Nữ Hoàng Seonduk (2009) của xứ sở Kimchi.Ắt hẳn fan của Sad Movie phải rơi nước mắt vì phim yêu thích của họ trở thành “bia ngắm” của Khuynh Thành Chi Lệ.


Khán giả từng khen poster phim Đây Khoảng Sao Trời, Kia Khoảng Biển bắt mắt, lãng mạn chắc sẽ phải “vỡ mộng” khi biết rằng, đây là sản phẩm đạo nhái “cấp cao” của bộ phim truyền hình Hàn Quốc Goodbye Ms. Ripley (hay còn gọi là The Girl Who Sees Smells).

Poster Pretty Man và Nếu Như Yêu 3 sẽ y như một cặp chị em song sinh nếu như Dĩnh Nhi và Lý Phi Nhi “khoe lưỡi” đáng yêu như IU.

Poster Đào Nữ Lang hẳn là một bản copy hoàn hảo được dán mác “Made in China” khi ngay cả cầu vồng, màu nền trang trí cũng giống y như đúc Cheongdamdong Alice. Điểm khác biệt giữa 2 tấm poster chỉ là diễn viên và vị trí mà họ đứng.

Gương mặt “đơ như tượng sáp” của nữ chính như được cố định trở thành điểm giống nhau không thể nào bàn cãi của cả hai poster The Concubine và Người Đàn Ông Bắt Được Cầu Vồng. Đến cả tư thế đứng của diễn viên cũng chẳng khác nhau mấy. Điểm khác biệt nhỏ duy nhất chính là vật mà nữ chính trong hai tấm poster cằm là chiếc trâm cài và cây bút.

Đội ngũ thiết kế poster Who Am I của Trung Quốc chắc cũng gật gù thích thú khi nghĩ rồng bạc chui qua vòng lửa nhìn sang hơn hẳn chim lửa bay qua vòng lửa trong The Hunger Games.

Hai phiên bản poster Who Am I và Trường Săn của Trung Quốc giống nhau đến cả cách chèn màu chữ cũng y hệt. Có vẻ như anh bạn Trung Quốc “học hỏi” quá “nhiệt tình”.

Thay cho quang cảnh đầy u ám, hoang tàn của Star Trek thì poster Đạo sĩ xuống núi sẽ là phiên bản tươi sáng hơn với phong màu ấm và thêm chi tiết đặc trưng của Châu Á như cửa hang hình hồ lô.

Cận cảnh “hậu trường phạm tội” đội ngũ nhà làm phim Hoa ngữ. “Nạn nhân” đang bị kẹp trên cột và phải chứng kiến cảnh “phiên bản đạo” của mình ra đời như thế nào.

Nguồn: GotIt

BÌNH LUẬN