Với số vàng khổng lồ nói trên, Ngân hàng Trung ương Hà Lan hiện đang tìm kiếm một địa điểm mới phù hợp để cất giữ chúng trong thời gian họ nâng cấp lại hầm vàng của mình.
Dưới đây là danh sách 10 quốc gia và tổ chức quốc tế có dự trữ vàng lớn nhất thế giới, theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế Giới (WGC) tính từ tháng 04/2017:
10. Hà Lan
– Số lượng: 612,5 tấn
– Chiếm tỷ lệ dự trữ ngoại hối: 66,5%
Với số vàng khổng lồ nói trên, Ngân hàng Trung ương Hà Lan hiện đang tìm kiếm một địa điểm mới phù hợp để cất giữ chúng trong thời gian họ nâng cấp lại hầm vàng của mình.
9. Nhật Bản
– Số lượng: 765,2 tấn
– Chiếm tỷ lệ dự trữ ngoại hối: 2,5%
Vào năm 1950, dự trữ vàng của Nhật Bản chỉ là 6 tấn, đến nay, con số đó đã tăng lên đến 765,2 tấn, thế nhưng lượng vàng này chỉ chiếm 2,5% ngoại hối. Hiện tại, đây là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.
8. Thụy Sĩ
– Số lượng: 1.040 tấn
– Chiếm tỷ lệ dự trữ ngoại hối: 6%
Dù chỉ đứng thứ 8 trong danh sách này nhưng Thụy Sĩ lại là quốc gia có dự trữ vàng lớn nhất thế giới tính theo đầu người. Trong thời gian diễn ra Thế Chiến II, dù là quốc gia trung lập nhưng nơi đây lại là trung tâm của các hoạt động mua bán vàng trên khắp châu Âu. Còn hiện tại, họ hầu như chỉ giao dịch với Hong Kong và Trung Quốc.
7. Nga
– Số lượng: 1.706 tấn
– Chiếm tỷ lệ dự trữ ngoại hối: 17,1%
Trong khi các quốc gia khác trên thế giới giảm mua vàng thì vào năm 2015, Nga lại tăng cường mua vàng ồ ạt với số lượng kỷ lục là 206 tấn, trong nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la.
6. Trung Quốc
– Số lượng: 1.842 tấn
– Chiếm tỷ lệ dự trữ ngoại hối: 2,4%
Dù là quốc gia đứng đầu thế giới về trữ lượng vàng sản xuất mỗi năm, nhưng dự trữ vàng trong ngân khố của Trung Quốc chỉ đứng thứ 6 trên thế giới.
5. Pháp
– Số lượng: 2.435 tấn
– Chiếm tỷ lệ dự trữ ngoại hối: 64,9%
Trong vài năm qua, Pháp bán ra rất ít vàng, không những thế, các chính trị gia của nước này còn kêu gọi ngừng bán vàng và tích cực hồi hương toàn bộ số vàng của họ gửi trong các ngân khố nước ngoài.
4. Italia
– Số lượng: 2.451 tấn
– Chiếm tỷ lệ dự trữ ngoại hối: 68,5%
Trong suốt nhiều năm, lượng vàng dự trữ trong ngân khố của nước này giữ mức bình ổn. Đối với họ, vàng chính là nguồn dự trữ an toàn, giúp họ không bị lạm phát bởi đồng đô la.
3. Quỹ Tiền tệ Quốc tế
– Số lượng: 2.814 tấn
Tổ chức này có nhiệm vụ giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Nguồn vốn của họ là do nhiều quốc gia đóng góp, gồm Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật Bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%).
2. Đức
– Số lượng: 3.375 tấn
– Chiếm tỷ lệ dự trữ ngoại hối: 69,6%
Đất nước này cũng đang trong quá trình hồi hương tất cả số vàng trong các kho vàng ở nước ngoài, chẳng hạn tại New York hay Paris, với con số tổng cộng là 3.375 tấn.
1. Mỹ
– Số lượng: 8.133 tấn
– Chiếm tỷ lệ dự trữ ngoại hối: 75%
Số lượng vàng trong ngân khố của Mỹ là gần bằng tổng số vàng trong ngân khố của 3 quốc gia đứng dưới họ cộng lại. Phần lớn vàng của họ được lưu trữ tại căn cứ quân sự Fort Knox ở Kentucky, và phần còn lại được giữ tại các hầm vàng ở Philadelphia, Denver, San Francisco, và New York.
Có thời điểm, lượng vàng trong kho của Mỹ nhảy vọt lên đến 20.663 tấn, đó là vào năm 1952. Đến năm 1968, con số này giảm xuống còn 10.000 tấn, và hiện tại là 8.133 tấn.
Có thể thấy, những quốc gia có dự trữ vàng thế giới đều nằm trong top những quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, giúp họ ổn định lưu thông tiền tệ và dự phòng trong những thời điểm chiến tranh hoặc nền kinh tế của họ gặp nguy khó.
(Ảnh: Internet)