Các trường đại học trong nhóm Ivy League của Mỹ thường được đánh giá là hệ thống các trường đại học nổi tiếng khắt khe về tiêu chuẩn tuyển chọn sinh viên đứng đầu thế giới, nhưng nếu so với Viện Khoa học và Công nghệ Birla (BITS) thì chắc vẫn còn thua xa.
Nguồn: Best College Medias
Thành lập vào năm 1956 từ một quỹ phát triển giáo dục của Ấn Độ, trường đại học tư nhân này nằm tại thành phố công nghệ Pilani (Ấn Độ), nổi tiếng là trường đại học “chảnh” nhất thế giới với tỷ lệ 1 chọi 100, tức tỉ lệ chấp nhận hồ sơ chỉ có 1,44% trên 180 nghìn hồ sơ nộp về mỗi năm.
Đây chính là ngôi trường đại học khó vào nhất thế giới.
Sở dĩ BITS trở thành ngôi trường khó vào bậc nhất thế giới là do tính đặc thù trong giáo dục. Không giống như những trường đa ngành, ngôi trường này chỉ giảng dạy hai nhóm ngành chính là kĩ thuật và tự nhiên.
Từ logo của BITS, có thể thấy được trường học này thiên hẳn về dạy có môn kĩ thuật và tự nhiên.
BITS là nơi cung cấp các kĩ sư với trình độ cao cấp được đào tạo chuyên nghiệp cho ngành công nghiệp và công nghệ thông tin ở Ấn Độ. Bằng cấp của một sinh viên của BITS được đánh giá cao không kém các trường như Harvard, MIT hay Standford. Năm 2017, nó được xếp thứ ba trong bảng xếp hạng các trường đại học có chất lượng sinh viên tốt nhất ở Ấn Độ theo Career360 và được đánh giá tốt nhất thứ hai, đạt điểm AAAA+, trong số các trường đại học kĩ thuật ở khu vực Châu Á năm 2017.
Một tiết học thường ngày ở BITS.
Chính vì lí do đó, dù phải trải qua kì thi khốc liệt mang tên BITSAT, hàng trăm nghìn hồ sơ vẫn được nộp về mỗi năm. Có một điều kì quặc là BITS chỉ quan tâm đến năng lực học tập và hầu như không màng đến các thành tích hoạt động ngoại khóa của sinh viên, điểm thi các môn của bạn phải trên 75 điểm thì mới đủ chuẩn để được xét duyệt tiếp.
Tháp chuông đồng hồ là biểu tượng của BITS.
BITS có tổng cộng 14 kí túc xá dành cho sinh viên và một khu dành cho khách hay phụ huynh đến thăm con. Do chương trình học dày đặc và số lượng môn chuyên ngành không đếm xuể, các sinh viên của BITS thậm chí phải tự công nhận mình là những “siêu nhân”. Bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy một sinh viên nào đủ rảnh rỗi để tán gẫu hay xem phim đâu, họ phải tranh thủ học ở mọi thời điểm.
Sinh viên BITS trong ngày tốt nghiệp.
BITS không nhiều các hoạt động ngoại khóa như đóng kịch hay ca hát mà lại tập trung vào tổ chức các buổi hội thảo mô phỏng Liên Hợp Quốc (BITSMUN) hay các cuộc thi kĩ thuật cho sinh viên (TechBazaar) nhằm giúp sinh viên thực hành kiến thức và tăng các kĩ năng phản biện.
Sinh viên chiến thắng trong cuộc thi cuộc thi kĩ thuật (TechBazaar) năm 2017.
Tiêu chuẩn để đậu vào như vậy nhưng một số ý kiến vẫn cho rằng BITS nên đầu tư mở rộng quy mô trường học và siết chặt thêm các điều kiện để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Tuy nhiên, ngôi trường “khó tính” này vẫn đang xem xét bởi lo ngại rằng nếu khó khăn quá thì sẽ chẳng ai dám học.
Nguồn ảnh: Internet.