Lời cảnh báo nhằm thức tỉnh toàn nhân loại về mối nguy hiểm mà Trái Đất đang phải đối mặt được đưa ra bởi 15.000 nhà khoa học trên khắp thế giới. Cuộc sống của loài người và các loài động, thực vật khác trong tương lai sẽ không còn diễn ra theo cách tự nhiên nếu chúng ta không hành động kịp thời.
Biến đổi khí hậu, nạn phá rừng, ô nhiễm nguồn nước ngọt, tuyệt chủng các loài sinh vật và bùng nổ dân số là những mối đe dọa của nhân loại và tương lai của Trái Đất.
Thông điệp cảnh báo đầu tiên được ký kết năm 1992 bởi 15000 nhà khoa học về những tác động do chính con người gây ra đối với thế giới tự nhiên có thể khiến hành tinh bị hủy hoại, dẫn đến sự diệt vong của nhân loại.
Băng tan ra từ các hang động sông Perito Moreno ở Los Glaciares National Park, Argentina. Nguồn: The Guardian
Các hoạt động công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường. Nguồn: Daily Mirror
Thế nhưng suốt 25 năm trôi qua sau khi thông điệp cảnh báo đầu tiên được đưa ra, cộng đồng khoa học toàn cầu còn dự đoán về tương lai thậm chí còn ảm đạm hơn so với lúc trước.
Ngoài lỗ hổng tầng ozone hiện đã ổn định thì mỗi năm trôi qua, những mối đe dọa được cảnh báo năm 1992 trở nên càng tồi tệ. Các nhà khoa học nói rằng, dân số bùng nổ và nguồn tài nguyên quý giá dần cạn kiệt đang là mối nguy lớn nhất của nhân loại.
Nạn phá rừng và bùng nổ dân số đang là 2 mối nguy hại lớn nhất hiện nay. Nguồn: Webgrio.com
Trong thông điệp cảnh báo thứ hai, hơn 15.000 nhà khoa học từ 184 quốc gia cho biết loài người là nguồn cơn cho cuộc đại tuyệt chủng lần thứ Sáu trong vòng 540 triệu năm qua, sự sống trên Trái Đất bị hủy diệt toàn bộ, nhanh nhất là vào cuối thế kỷ này.
Các nhà khoa học hàng đầu thế giới kêu gọi mọi người nên giảm nhu cầu tiêu thụ thịt, sinh ít con hơn và giảm nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên hóa thạch, đồng thời sử dụng năng lượng xanh để cứu lấy hành tinh chung.
Thông điệp nêu rõ rằng: “Chúng ta đang gây nguy hiểm cho chính tương lai của mình bởi không kiểm soát sự gia tăng dân số. Điều này có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề liên quan như sự tăng trưởng kinh tế, hiệu ứng nhà kính, khuyến khích năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường sống, phục hồi hệ sinh thái, kiềm soát ô nhiễm, ngăn chặn biến đổi khí hậu, hạn chế các loài ngoại lai xâm hại. Nhân loại cần khẩn cấp bảo vệ hệ sinh quyển đang bị đe dọa ngay lập tức. Đó được xem là phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay”.
Biểu đồ cho thấy tác động tiêu cực và có xu hướng trầm trọng thêm từ các hoạt động của con người đối với Trái Đất. Nguồn: Twitter
Hiện đã có một số biến đổi tích cực như việc giảm hóa chất phá hủy tầng ozone và sử dụng năng lượng tái tạo, đồng thời nâng cao nhận thức thông qua giáo dục ở trẻ em và phụ nữ đang ngày được cải thiện, nạn phá rừng cũng bắt đầu chậm lại.
Tuy nhiên, tất cả vẫn chưa mang đến tín hiệu khả quan. Người dân cần tiếp tục gây sức ép lên chính phủ để yêu cầu họ hành động quyết đoán hơn. Đẩy mạnh việc xây dựng khu bảo tồn biển, ra luật chặt chẽ và nghiêm khắc hơn để dập tắt nạn săn bắn và buôn bán động thực vật hoang dã, kế hoạch hóa gia đình tốt hơn và đẩy mạnh các chương trình giáo dục, ăn chay nhiều hơn, đồng thời sử dụng năng lượng tái tạo và các công nghệ xanh khác.
Bảo vệ rừng xanh chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Nguồn: Môi trường
Phát triển năng lượng xanh như năng lượng Mặt Trời hay gió. Nguồn: Thế Giới Năng Lượng Xanh
Giáo sư William Ripple ở Đại học Oregon State cho biết: “Một số người có thể phủ nhận điều này, họ cho rằng chúng tôi đang gieo rắc nỗi hoang mang. Nhưng các nhà khoa học đã phân tích và xem xét các hậu quả lâu dài. Đây hoàn toàn không phải một báo động giả, chúng ta đang đi trên một con đường đầy nguy hiểm. Chúng tôi hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ làm thức tỉnh người dân toàn thế giới về vấn đề môi trường và khí hậu toàn cầu”.
Trong một bài báo mới đây, đã đề cập những hậu quả mà nhân loại đang phải hứng chịu: 26% lượng nước ngọt bị thu hẹp, sụt giảm sản lượng đánh bắt cá trong tự nhiên, gia tăng 75% vùng chết của đại dương, 300 triệu mẫu đất ở Anh từ đất lâm nghiệp chuyển sang sử dụng cho nông nghiệp, giảm 29 % số lượng động vật có vú, bò sát, lưỡng cư, chim và cá. Hơn thế, lượng khí thải các-bon trên toàn cầu và nhiệt độ trung bình tăng đáng kể, bùng nổ thêm 35% dân số.
Gấu Bắc Cực chết hàng loạt vì sự nóng lên toàn cầu. Nguồn: Tinmoitruong
Tuy nhiên, bấy nhiêu đó chưa phải là tận thế, chỉ cần nhân loại chung tay thì có thể kịp thời thay đổi và giúp Trái Đất hướng tới sự bền vững.
Tác giả bài báo cho biết: “Để ngăn chặn tình trạng thảm khốc sắp xảy ra, con người phải thực hiện một biện pháp bảo vệ môi trường bền vững hơn. Cách đây 25 năm, các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã nói rõ điều này, tuy nhiên, hầu như không ai chú ý đến lời cảnh báo. Cứ tiếp tục thì chẳng cong bao nhiêu thời gian nữa và sẽ quá muộn khi muốn thay đổi cục diện. Phải thừa nhận rằng Trái Đất là ngôi nhà duy nhất nên lợi ích của nhân loại và hành tinh phụ thuộc hoàn toàn vào chúng ta”.
Theo Dkn.vn