Không thể tin những nhân vật nổi tiếng này thật ra chưa từng tồn tại trên thế giới

0
933

Tháng 06/2011, cô gái trẻ Aimi Eguchi được giới thiệu là thành viên mới của nhóm nhạc thần tượng nổi tiếng của , AKB48. Theo profile chính thức, lúc đó cô mới 16 tuổi, sinh ngày 11/02/1995 tại Saitama, miền bắc Nhật Bản.

Nhiều người trong số đó chỉ là huyền thoại, nhiều người chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, và một số là do công nghệ tạo ra.

Robin Hood: Những câu chuyện kể về chàng hiệp sĩ Robin Hood chuyên cướp của người giàu chia cho dân nghèo thật ra chỉ là chuyện dân gian không hơn không kém. Ngoài ra còn có tranh luận cho rằng cái tên Robin Hood thật ra chỉ là biến thể của từ Robehod, một cái tên dùng để chỉ những kẻ sống ngoài vòng ở nước Anh lúc bấy giờ. Tuy nhiên, vì là một nhân vật vô cùng nghĩa hiệp nên Robin Hood vẫn liên tục xuất hiện trong văn chương và phim ảnh cho đến tận ngày nay.

William Tell: Người anh hùng dân gian này luôn chiếm giữ một phần quan trọng trong trái tim của người Thụy Sĩ. Được cho là sống vào thế kỷ thứ 14, William Tell bị bắt phải dùng nỏ bắn rơi quả táo trên đầu đứa con trai của mình sau khi anh từ chối cúi đầu trước chiếc nón của viên thị trưởng mới nhậm chức. Cho đến ngày nay, nhân vật này được ngưỡng mộ đến nỗi thậm chí có cả một ngày dành riêng để vinh danh anh.

Vua Arthur: Có lẽ là nhất trong các câu chuyện kể của nước Anh, Vua Arthur đã rút thanh gươm ra khỏi một tảng đá và trở thành vua của nước Anh, cùng các Hiệp sĩ Bàn tròn bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lăng của người Saxon vào cuối thế kỷ thứ 5 đầu thế kỷ thứ 6. Nhân vật này chính là biểu tượng cho niềm kiêu hãnh của người Anh.

Uncle Sam (Chú Sam): Hình ảnh một người đàn ông da trắng có chòm râu dê, mặc trang phục gợi nhắc đến lá cờ nước Mỹ, được đặt tên là Uncle Sam, chính là một biểu tượng của nước Mỹ chứ không phải là một nhân vật có thật nào đó trong lịch sử nước này. Nguồn gốc của cái tên này xuất phát từ một viên chức kiểm tra thịt hộp ở New York có tên là Sam Wilson, thịt của anh ta cung cấp cho được viết tắt là EA-US, theo tên của nhà thầu (Elbert Anderson) và của quốc gia cung cấp (United States). Khi thống đốc New York Daniel D. Tompkins đến thăm nhà máy và hỏi về những chữ viết tắt trên, một công nhân không biết vì lý do nào đó đã trả lời ông rằng US là chữ viết tắt của Uncle Sam. Từ đó các binh sĩ Mỹ truyền tai nhau là những chuyến hàng tiếp tế cho quân đội đã đến từ Uncle Sam. Trò đùa này chẳng mấy chốc lan ra khắp nơi, tất cả đều đồng ý với nhau rằng những gì là tài sản của nước Mỹ đều là của Uncle Sam. Và cuối cùng, Uncle Sam trở thành biệt danh của nước Mỹ.

Homer: Là một trong những nhà thơ Hy lạp cổ đại xuất sắc nhất, tác giả của hai cuốn sử thi Iliad và Odyssey, thế nhưng cho đến bây giờ, người ta vẫn không thể biết chính xác Homer sinh ra từ đâu và sống trong khoảng thời gian nào. Tất cả những gì người ta biết về nhà thơ mù này đều rất mơ hồ, hoang mang và gây nhiều tranh cãi, đến mức họ tin rằng ông thậm chí không phải là một nhân vật có thật, còn các tác phẩm của ông là do nhiều người khác nhau viết ra.

William Shakespeare: Đây chính là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch vĩ đại nhất trong lịch sử nước Anh, thế nhưng thân phận thật sự của William Shakespeare lại khiến các sử gia đau đầu. Dù là người sở hữu vốn từ vựng đồ sộ (khoảng 66.534 từ), thậm chí tự mình phát minh ra rất nhiều từ mới, thế nhưng ông lại viết tên của chính mình theo 6 kiểu khác nhau. Cho đến lúc này, rất nhiều chuyên gia nghi ngờ rằng Shakespeare chỉ là một bút danh, còn các tác phẩm của ông được viết bởi nhiều người khác nhau.

Tôn Tử: Đây là một nhà binh pháp lỗi lạc của nước Tề vào cuối thời Xuân Thu, nổi tiếng với cuốn Binh pháp Tôn Tử, được xem là tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại, sau này nó còn được xem là một cuốn cẩm nang trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, không những ở mà còn trên toàn thế giới. Thế nhưng những gì được viết ra trong cuốn sách này lại khiến người ta nghi ngờ về tính xác thực của tác giả, đặc biệt là khi không ai xác định được Tôn Tử sinh năm nào và mất năm nào. Chẳng hạn như trong cuốn Tả thị Xuân Thu viết về một phần lịch sử Trung Hoa, trong đó có nói đến việc một số nhân vật đáng chú ý trong lịch sử nước này, các cấp bậc trong quân đội, những loại nỏ và một số vật dụng khác được nhắc đến trong Binh pháp Tôn Tử là chưa xuất hiện trong thời đại đó. Nhiều ý kiến cho rằng Binh pháp Tôn Tử thật ra là tác phẩm của nhiều tác giả và nhà quân sự khác nhau.

Jack Dawson: Tất nhiên chúng ta đang nói đến Jack Dawson trong bộ phim Titanic huyền thoại, thế nhưng nhân vật do Leonardo DiCaprio thủ vai lại không hề dựa trên bất kỳ chàng trai Jack Dawson nào ngoài đời thật cả. Có một người đàn ông thiệt mạng trên tàu Titanic, và trùng hợp làm sao, ông ta cũng có tên là J. Dawson. Không ai biết chính xác từ J. kia là viết tắt của cái tên nào, thậm chí trên bia mộ của ông cũng ghi là J. Dawson. Về phần đạo diễn James Cameron, ông cho biết nhiều năm sau khi hoàn thành xong cho Titanic, ông mới biết đến người nạn nhân xấu số này.

Aimi Eguchi: Tháng 06/2011, cô gái trẻ Aimi Eguchi được giới thiệu là thành viên mới của nhóm nhạc thần tượng nổi tiếng của Nhật Bản, AKB48. Theo profile chính thức, lúc đó cô mới 16 tuổi, sinh ngày 11/02/1995 tại thành phố Saitama, miền bắc Nhật Bản. Cô thậm chí còn xuất hiện trên tạp chí Weekly Playboy và một chương trình bánh kẹo trên truyền hình của Nhật. Thế nhưng dựa vào những biểu hiện trên khuôn mặt của Aimi Eguchi, nhiều fan hâm mộ bắt đầu nghi ngờ rằng đây chỉ là một nhân vật ảo. Và vào ngày 19/06/2011, cô gái này được xác nhận chỉ là một sản phẩm của công nghệ CGI, với khuôn mặt được kết hợp từ những đường nét của các thành viên khác trong nhóm. Đến tháng 05/2013, cô thực tập sinh Aimi Eguchi không còn xuất hiện trên website chính thức nữa.

(Ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN