Khám phá nền kinh tế bóng đá kỳ lạ của đất nước Uzbekistan

0
961

“Nếu họ có nhiều tiền như thế để trả cho một cầu thủ ngoại thì lẽ ra cũng nên có tiền để tăng lương cho người dân”, Danil Kislov, biên tập viên trang tin tức Ferghana của bày tỏ. “Sự hào nhoáng của bóng đá chỉ tô đậm thêm những màu sắc tối sẫm trong bức tranh nghèo đói nơi đây”.


Trước thềm trận chung kết giải giữa Việt Nam và Uzbekistan , người hâm mộ trong nước nhắc nhiều đến chiến công lịch sử của trong 10 năm sau chức vô địch AFC Cup 2008. Nhưng ở phía bên kia chiến tuyến, Uzbekistan cũng có 10 năm đặc biệt theo một cách rất riêng với nền kinh tế bóng đá của riêng họ.

Uzbekistan được xem là tiền đồn của bóng đá Châu Á, khi quốc gia này sở hữu một trong những “siêu câu lạc bộ” nổi bật nhất lịch sử bóng đá thế giới: Bunyodkor – đội bóng thủ đô Tashkent. Ước mơ của đội bóng này không gì khác là trở thành đối thủ của Manchester United, hoặc thậm chí vượt qua cả Barcelona để trở thành nhà vô địch mới của giải đấu Vô địch thế giới các câu lạc bộ FIFA.

Biết rằng mục tiêu này rất khó khăn, Uzbekistan và đặc biệt là chính quyền Tashkent đã không tiếc tiền chi cho các nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của môn thể thao vua tại địa phương, thu hút các nhà tài trợ và trên tất cả là làm cho Bunyodkor trên bản đồ bóng đá thế giới.

Sân vận động của Bunyodkor, siêu câu lạc booj của thủ đô Tashkent.

Điểm bắt đầu cho kế hoạch của Bunyodkor là chi tới 150 triệu USD để xây dựng một sân vận động mới, với 15.000 phòng chức năng. Tiếp theo, Lionel Messi, Carles Puyol, Andrés Iniesta cùng Cesc Fabregas (khi đó còn thi đấu dưới màu áo của Arsenal) được mời đến tham gia chương trình tuyên truyền, hướng dẫn một số kỹ năng bóng đá cho đội bóng địa phương với mức chi trả khoảng 1 triệu EUR cho mỗi người.

Bunyodkor còn tiến xa đến mức tiết lộ kế hoạch ký hợp đồng chơi bóng ngắn hạn với Samuel Eto’o – trụ cột của Barcelona.

“Đầu óc tôi bắt đầu quay cuồng khi họ đưa ra mức thù la tới 25 triệu USD chỉ để chơi bóng 2-3 tháng”, Eto’o nói với đài truyền hình Pháp Telefoot.

Cuối cùng, khi không nhận được sự chấp thuận của Eto’o, câu lạc bộ này quay sang Rivaldo – mảnh ghép của đội tuyển vô địch thế giới Brazil năm 2002. Ở tuổi 36, Rivaldo lẽ dĩ nhiên sẽ có những tính toán ngược với Eto’o, và chấp nhận mức giá được thỏa thuận là 10 triệu EUR cho 2 năm phục vụ tại đây.

Khác với châu Âu, những bản hợp đồng lên tới hàng triệu USD này xa lạ với phần lớn người dân Uzbekistan, nơi mức lương trung bình của người dân chỉ là 222 USD, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 40%, một phần ba người dân sống dưới mức nghèo khổ.

Vậy tiền cho bóng đá lấy từ đâu?

Đứng sau Bunyodkor là Miradil Djalalov, chủ tịch tập đoàn Zeromax ở Thụy Sĩ đang sở hữu công ty tư nhân lớn nhất ở Uzbekistan. Tập đoàn này hoạt động chính trong lĩnh vực dầu khí và bông, có mạng lưới trạm xăng dầu phủ rộng toàn quốc. Ở Uzbekistan, nhân vật này thường được gọi dưới biệt danh “Odil”.

Không chỉ thế, Bunyodkor còn được đặt dưới sự bảo trợ của một trong những người phụ nữ quyền lực nhất Uzbekistan: Gulnara Karimova, ái nữ của Tổng thống Karimov. Gulnara Karimova, người từng được tin là sẽ kế nhiệm bố trên chính trường, cũng sở hữu hoạt động riêng đáng giá hàng tỷ USD với hãng trang sức riêng, mạng viễn thông và công ty khai thác vàng.

“Nếu họ có nhiều tiền như thế để trả cho một cầu thủ ngoại thì lẽ ra cũng nên có tiền để tăng lương cho người dân”, Danil Kislov, biên tập viên trang tin tức Ferghana của Uzbekistan bày tỏ. “Sự hào nhoáng của bóng đá chỉ tô đậm thêm những màu sắc tối sẫm trong bức tranh nghèo đói nơi đây”.

Theo Lam Thiên

Nhịp sống kinh tế

BÌNH LUẬN