Giật mình trước những cơ chế phòng vệ có 1 0 2 ở động vật

0
787

Những “cái đầu” này được gọi là chân kìm (pedicellariae), và nó khá phổ biến ở những loài động vật có gai, thường được dùng để thu hút thức ăn và chống lại kẻ thù, tự cắn và tự tiêm nọc độc.

Bọ ngũ cốc – tự vệ với phương châm “sống nhục còn hơn chết vinh”

Chắc chẳng ai trong chúng ta có can đảm tự vệ bằng cách bao phủ thân thể bằng… phân của mình. Tuy nhiên, đó là những gì bọ ngũ cốc làm để tồn tại trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt. Chúng là loài côn trùng rất có hại cho nền nông nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, bọ ngũ cốc còn nổi danh trong giới côn trùng học nhờ phương thức tự vệ rất… mất vệ sinh này.

Trong thời gian còn là ấu trùng, chúng phủ lên mình một chất dẻo với thành phần chủ yếu là… phân của chính mình. Nguyên do là bởi ấu trùng của bọ ngũ cốc có màu vàng trắng, trông ấn tượng không kém cá thể trưởng thành. Việc tạo nên lớp “khiên” này có thể giúp chúng che lấp đi màu sắc nổi bật của bản thân khỏi những kẻ săn mồi trong tự nhiên.

Hải âu Fulmar phương Bắc – nôn vào kẻ thù

Loài hải âu này có một vẻ ngoài khá hiền lành, tuy nhiên cách tự vệ của chúng thì không “hiền” một chút nào. Khi cảm thấy bị đe dọa chúng sẽ lập tức… nôn thẳng vào kẻ xâm phạm.

Chất lỏng này thực chất là một loại dung dịch giàu dinh dưỡng, được hải âu Fulmar sử dụng làm chất dinh dưỡng cho con non, hoặc là nguồn nhiên liệu cho cá thể trưởng thành khi phải di chuyển trên quãng đường dài. Tuy nhiên, bãi nôn của loài hải âu này lại có mùi cá chết vô cùng khó chịu, đồng thời làm dính lông khiến nạn nhân của chúng hết đường…bay đi trốn.

Sa giông Tây Ban Nha – tự vệ bằng… xương sườn

Sa giông Tây Ban Nha (Spanish ribbed newt) là một loài bò sát sinh sống chủ yếu tại miền Trung và miền Nam bán đảo Ma-rốc. chiều dài chỉ 20cm, nhưng được giới đặc biệt chú ý nhờ vào khả năng khiến xương sườn sắc nhọn đâm xuyên qua da, tạo thành một lớp gai nhọn để bảo vệ cơ thể. Lợi hại hơn cả là được bao phủ một lớp độc tố cực mạnh.

Ngoài ra, sa giông Tây Ban Nha có hệ thống miễn dịch rất tốt, giúp lớp da của chúng lành nhanh và không bao giờ bị nhiễm trùng. Theo gần đây, các nhà khoa học Áo và Úc đã đưa ra kết luận rằng loài sa giông này đã tìm cách xoay chuyển xương sườn của mình cho đến khi điểm nhọn của xương để đâm qua da.

Hải sâm – tách nội tạng ra khỏi cơ thể

Hải sâm là một loài vật rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chúng có một cơ chế tự vệ khá “ghê rợn” dựa vào khả năng tự tái tạo của mình.

Khi bị đe dọa, hải sâm có thể phóng một phần nội tạng qua hậu môn bằng cách co rút mạnh các cơ bắp. Các nội tạng này thường chứa dịch nhầy – một dạng hóa chất khá độc được gọi là holothurin, khiến phần lớn kẻ thù của chúng phải chùn bước. Đặc biệt, sau khi thoát nạn, các nội tạng đã mất của hải sâm có thể tự tái tạo lại. Thiệt là vi diệu!

Ếch lông – phiên bản lưỡng cư của người sói: tự bẻ gẫy xương ngón chân

Sở dĩ loài ếch này có cái tên khá đặc biệt – “ếch lông” do cơ thể chúng được bao phủ bởi một lớp lông lạ mắt. Lông của loài ếch này đóng vai trò như mang của loài cá, giúp chúng hô hấp một cách dễ dàng trong nước.

Loài ếch này có cơ chế tự vệ giống như người sói Wolverine trong phim dị nhân, đó là tự bẻ gãy các xương ngón chân để chọc thủng da, biến chúng thành móng vuốt sắc nhọn.

Cụ thể, chúng có những đốt xương nhỏ được giấu dưới mô các đầu ngón chân. Bình thường, các móng này được giữ chặt bằng các sợi collagen chắc chắn, nhưng khi bị đe dọa, ếch sẽ làm đứt mối nối này và đẩy móng ra ngoài. Sau khi móng được thu lại như cũ, các mô bị tổn thương sẽ tự tái tạo lại.

Tripneustes gratilla – một loài cầu gai ở Thái Bình Dương

Vũ khí tự vệ của chúng không những khiến kẻ thù chùn bước, mà còn làm chúng ta phải thấy ghê sợ khi biết được bản chất. Khi bị tấn công, nó sẽ giải phóng hàng trăm “cái đầu” tí hon – tựa như những cái gái sắc nhọn của loài nhím, mỗi cái đầu có nguyên bộ hàm nhọn hoắt. Chúng sẽ bơm vào người kẻ thù những giọt chất độc chết người.

Cơ chế này được gọi là “phát tín hiệu truy đuổi dưới nước”, do nhà hải dương học Hannah Sheppard-Brennand từ ĐH Southern Cross (Úc) tìm ra. Trên thực tế, nhiều loài vật có khả năng phóng vũ khí để tự vệ. Nhưng khả năng của Tripneustes gratilla là độc nhất vô nhị, vì mỗi “cái đầu” có khả năng hoạt động độc lập.

Những “cái đầu” này được gọi là chân kìm (pedicellariae), và nó khá phổ biến ở những loài động vật có gai, thường được dùng để thu hút thức ăn và chống lại kẻ thù, tự cắn và tự tiêm nọc độc.

Để sinh tồn trong thế giới tự nhiên đầy nguy hiểm, buộc lòng các loài động vật phải hình thành nhiều cách thức tự vệ, không đơn giản là bỏ chạy, giả chết hay tấn công lại. Chúng còn “” ra nhiều cách khác nhau mà chúng ta không thể tưởng tượng ra nổi. Quá thú vị đúng không nào? Để biết thêm nhiều điều hay về thế giới tự nhiên, bạn đừng bỏ lỡ bài viết nào nhé!

BÌNH LUẬN