Thời gian là một thứ gì đó khi tiêu thì không biết, khi có chẳng hay nhưng đến khi gần hết rồi lại khiến con người ta đau khổ. Chúng ta có thể dành cả vài giờ đồng hồ cho việc lướt mạng, xem TV hay giải trí. Nhưng, chúng ta cũng có thể dành khoảng thời gian này cho việc nghỉ ngơi, kiếm tiền hay học tập.
Thời gian là một thứ gì đó khi tiêu thì không biết, khi có chẳng hay nhưng đến khi gần hết rồi lại khiến con người ta đau khổ. Chúng ta có thể dành cả vài giờ đồng hồ cho việc lướt mạng, xem TV hay giải trí. Nhưng, chúng ta cũng có thể dành khoảng thời gian này cho việc nghỉ ngơi, kiếm tiền hay học tập.
Làm thế nào để biết thời gian của mình đáng giá ra sao vẫn là điều nhiều người thắc mắc. Liệu tôi đầu tư 3 giờ đồng hồ để xem TV có ảnh hưởng gì không? Sự đầu tư này có tích cực hay không?… là những điều được giải đáp.
Éo le thay, thời gian không có đại lượng để đong đếm, chúng ta không thể tính nó bằng cân, bằng lít hay bằng tiền khiến cho việc so sánh càng trở nên khập khiễng hơn. Câu chuyện dưới đây, có thể sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về thời gian của mình cũng như sự quý giá của nó.
Những chia sẻ phía dưới được viết bởi Jason Feifer, trưởng ban biên tập của trang tin Entrepreneur.
Mọi năm, tháng 3 từng là khoảng thời điểm ưa thích của tôi. Vì sao ư? Tôi được xem giải bóng rổ chuyên nghiệp, theo dõi đội bóng mình ưa thích chiến thắng hay chật vật để ghi được điểm. Tôi xem ngay khi về đến nhà, xem trên điện thoại lúc đi về và thậm chí còn đọc mọi tin tức liên quan đến giải đấu trên mạng xã hội. Mỗi chiến thắng hay thất bại của đội tuyển sẽ khiến tâm trạng tôi bị kéo theo.
Dành quá nhiều thời gian cho bóng rổ khiến tôi chẳng làm được những thứ khác nữa, kể cả có cũng chẳng có tâm trí mà làm.
Thế nhưng, năm nay thì khác. Tôi chẳng hề biết đội mình thích đang ở vị trí nào, tôi chưa xem bất kì trận nào từ đầu giải. Thậm chí, nếu bạn hỏi tôi về danh sách các cầu thủ chơi bóng trong đội năm nay, đôi còn chẳng nói được 1/2.
Vì sao? Thứ gì đã khiến tôi từ bỏ bóng rổ, một thứ đam mê mà tôi từng tận tâm tới vậy? Đó chính là áp lực của lựa chọn. Cuộc sống cá nhân quá bận rộn và chúng ta phải bỏ bớt những thứ khác đi. Thứ này với tôi chính là bóng rổ. Có đồng nghiệp từng hỏi đùa rằng vì sao đợt này tôi chăm chỉ làm việc thế, tôi cười và nói với họ rằng ‘tôi bỏ bóng rổ rồi’.
Thực chất tôi có nhiều việc thật, thời gian của tôi có hạn. Tôi vận hành cả trang Entrepreneur, có 2 podcast cần phải dẫn, đi phát biểu, viết sách để xuất bản vào cuối năm nay và quan trọng hơn tất cả là tôi có một nhóc tì ở nhà cần được chăm sóc. Khoảng thời gian phải phân chia hết sức chặt chẽ mới có thể làm được mọi điều. Tất nhiên, khoảng thời gian này không còn chỗ cho bóng rổ.
Mỗi khi nhắc tới việc bạn bận đến mức nào, chẳng ai muốn nghe cả. Kể cả tôi, bạn hay tất cả mọi người. Thời quá biểu mỗi người, mỗi ngày là một mớ hỗn độn. Chúng ta đều đang tìm cách để xử lý nó thế nhưng có vẻ chưa ai làm được điều này hoàn hảo, luôn có thứ gì đó phải bị loại bỏ, đánh đổi hay hi sinh.
Cũng giống với mọi người, lúc đầu tôi không biết mình phải làm gì, xử lý ra sao với vấn đề thời gian. Có thời điểm, tôi từng tưởng tượng mình là một con thuyền gỗ cũ kĩ mang trên mình cả đống hàng hoá quá với khả năng. Tôi mang nặng tới nỗi những tấm ván cũ mèm với lớp sơn tróc cả tảng dưới bụng cọt kẹt không ngừng, thế đấy.
Mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi tôi gặp nhiều doanh nhân hơn, họ có cách quản lý bản thân như cách mà họ quản lý mô hình kinh doanh của mình vậy. Từng có một doanh nhân đưa cho tôi xem thời khoá biểu của anh ấy. Ôi trời, có lẽ đó là lý do vì sao họ giàu, anh ta liệt kê từng thứ ra một, phải làm điều này vào giờ này, phút này, điều kia vào giờ kia, phút kia… mọi thứ khi đã liệt kê phải được tuân thủ chuẩn chỉnh vì nếu sai vài phút thôi cũng có thể khiến những thứ đằng sau đổ bể.
Điều thú vị hơn là anh ta coi thời gian như một khoản đầu tư, nó phải được chi tiêu thông minh chứ không phải bừa bãi, dàn trải.
Và nó bắt đầu khiến tôi suy nghĩ về khoảng thời gian của chính mình. Tất nhiên, tôi không điên để làm việc liên tục không ngừng nghỉ, chết đấy! Tôi muốn mình phân bố thời gian hợp lý nhất có thể. Vì thế tôi bắt đầu phân bổ thời gian theo đầu ra của nó.
Hơi khó hiểu nhỉ. Nhưng thế này nhé, hãy dự đoán trước xem bạn sẽ làm được những gì sau khi đầu tư khoảng thời gian này, giả sử sau 1 giờ xem TV, tôi sẽ có được những gì từ nó, sau này nó sẽ đọng lại những gì? Tất nhiên, ưu tiên hàng đầu của tôi vẫn là dành cho gia đình, bạn bè vì nó mang lại hiệu quả tích cực nhất.
Nhìn lại khoảng thời gian bê tha vào bóng rổ, tôi bắt đầu mở rộng suy nghĩ này ra, 1 tuần tôi làm trước kia, tôi có được những gì?
Và cuối cùng, câu trả lời kinh điển đã xuất hiện.
Nghe thì có vẻ buồn chán, thế nhưng nó đã giúp tôi vượt qua rất nhiều lần khó khăn khi tôi mệt mỏi. Tôi hào hứng mỗi khi có người nghe podcast hay đọc bài viết tiếp theo của tôi, thành quả ngày mai không tự xảy ra nếu hôm nay ta không thực hiện nó. Thế nên cho dù đang uống một chai bia tại sân bay và viết những dòng chữ này, tôi vẫn thấy hào hứng khi tưởng tượng ra các bạn sẽ đọc nó vào một ngày nào đấy trong tương lai. Ù, xoắn não chưa?
Quan trọng nhất, lối suy nghĩ này không bị giới hạn, nó được tạo ra để tuỳ chỉnh. Bình thường khi ngồi với bạn bè, tôi chẳng ngại gọi thêm nhiều chai nữa, giờ thì không vì tôi ở một mình và cần phải viết xong thứ này. Trong tương lai, tôi chắc chắn sẽ quay lại xem bóng rổ vì cậu nhóc nhà tôi thích thể thao và khoản đầu tư thời gian để 2 bố con cùng xem bóng chắc chắn sẽ mang lại giá trị lớn.
Vậy, thời gian của bạn đáng giá như thế nào? Câu trả lời, chúng ta không có thời gian cho tất cả mọi thứ, nhưng chúng ta luôn có thời gian để làm được nhiều thứ. Nó đáng giá ra sao tuỳ thuộc vào độ ưu tiên của bạn trong cuộc sống. Nếu bạn ưu tiên tiền bạc, thì thời gian giải trí sẽ là phí phạm, hãy thay nó bằng việc kiếm tiền. Nếu bạn ưu tiên gia đình, thời gian kiếm quá nhiều tiền sẽ thành thừa thãi, hãy về ăn một bữa tối với vợ con. Và nếu bạn ưu tiên có được những khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thì xem một chút TV, lượt mạng xã hội cũng chẳng phí phạm gì.
P.V
Theo Trí Thức Trẻ/Entrepreneur