Đừng tự đặt bản thân vào những cái “khuôn” thấp kém bởi rất khó để phát triển

0
733

Hãy tôn trọng và tin tưởng bản thân, dù chỉ là một chút. Lỗi lầm là thứ không thể tránh khỏi nên đừng quá khắt khe về chúng. Hãy trút bỏ gánh nặng ngàn cân thường trực và đối xử tốt với bản thân mình.


Người xưa có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trong giao tiếp, kỵ nhất là làm mất lòng người khác, ai cũng ý thức được điều đó. Thế nhưng, chúng ta lại quên đối xử với bản thân theo cách tương tự.

Hãy nhớ rằng, đừng dùng ngôn từ đặt điều cho người khác và cho chính mình. Nếu bạn muốn học cách , trước hết, hãy xé bỏ những chiếc “nhãn mác” xấu xí mà bạn vẫn hay dùng để mô tả chính mình dưới đây!

“Tôi là kẻ cô độc”

Khi một người phải trải qua tổn thất tinh thần hay mất đi những người thương yêu, khá dễ hiểu nếu anh ta lúc nào cũng cảm thấy cô độc, thậm chí không ngại ngần cho cả thế giới biết điều đó. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, nếu chia sẻ những cảm xúc đó với bạn bè hay những người xung quanh, bạn sẽ nhận ra rằng mình không còn cô đơn.

Mỗi khi cảm thấy trống vắng, đừng tự than thở rằng “Không ai thương tôi hết, lúc nào cũng chỉ có mình tôi thôi, tôi cô độc quá…”. Đứng dậy và tự tìm kiếm nguồn động viên đi. “Thay vì lặng im và đối mặt với mọi thứ một mình, chia sẻ là cách để người khác biết bạn cần gì để còn giúp đỡ bạn nếu cần thiết. Bạn không cô độc đâu!”, nhà tâm lý học Sue Sexton chia sẻ.

“Tôi thật ngu ngốc”

Chuyên gia gia đình Ibinye Osibodu-Onyali không còn xa lạ với cụm từ trên. Bà cho rằng: “Nếu cứ liên tục tự rủa xả bản thân là ngu ngốc, bạn sẽ tạo nên một luồng suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực về chính mình. Quá nhiều suy nghĩ tiêu cực sau cùng sẽ làm bạn mất lòng tin, thậm chí tệ hơn, lòng tự tôn.”

Hãy tôn trọng và tin tưởng bản thân, dù chỉ là một chút. Lỗi lầm là thứ không thể tránh khỏi nên đừng quá khắt khe về chúng. Hãy trút bỏ gánh nặng ngàn cân thường trực và đối xử tốt với bản thân mình.

“Tôi thật lười biếng”

Theo Karen Azeez, chuyên gia tư vấn sức khỏe, “hầu hết chúng ta đều đổ tội cho chính mình khi không thể hoàn thành deadline đúng hạn, trở nên thụt lùi và thua kém người khác. Trong trường hợp này, thay vì gay gắt chỉ trích bản thân, hãy nhìn lại xem bạn cần hoàn thiện nguồn lực nào để cải thiện tình hình: thời gian nghỉ ngơi, hay kiến thức.”

Đừng quy chụp sự kiệt quệ, quá tải về mặt thể chất, tinh thần với thói quen làm biếng. Bạn chỉ lười biếng nếu chấp nhận mình là một con người như vậy mà thôi.

“Tôi chỉ là…”

Khi được hỏi bạn đang làm gì để kiếm sống, có lẽ, đại bộ phận chúng ta đều có câu trả lời bao gồm từ “chỉ là” hay “vẫn là”. “Em vẫn là sinh viên thôi mà”, “Mình chỉ là quèn thôi” hay “Mình đi chơi cuối tuần chỉ cho vui ý mà” hay mấy câu trả lời đại khái, qua loa như vậy không hề hiếm gặp.

Đừng làm vậy nữa. Hãy làm chủ con người và hành động của bạn. Cứ mãi coi mình “chỉ là…”, “vẫn là…” cũng đồng nghĩa với việc bạn đánh giá thấp năng lực bản thân. “Chúng chỉ đóng vai trò là mấy lời xin lỗi sáo rỗng, là một cách gián tiếp hạ thấp lòng tự tôn và tạo ấn tượng không mấy tốt đẹp trong lòng người khác về bạn – một kẻ giả tạo”, Nikki Bruno, diễn giả kiêm tác giả chia sẻ.

“Tôi xin lỗi”

Lời xin lỗi của chúng ta, đặc biệt là phái nữ, đôi khi trở nên quá đỗi thừa thãi. Hầu hết chúng ta đều cho rằng nói một câu “Tôi xin lỗi” thì chẳng mất gì, chẳng gây hại cho ai; thậm chí còn coi đó là một phép giao tiếp lịch sự. Chính vì thế, đôi khi chúng ta hơi lạm dụng nó.

Nói về vấn đề này, Kate Gigax, chuyên gia tư vấn cho các lãnh đạo cấp cao, cho rằng: “Đừng xin lại những gì không phải của mình, và lỗi lầm cũng vậy. Hãy thử thay thế lời xin lỗi bằng lời cảm ơn. Ví dụ, hãy nói “Cảm ơn cậu vì đã kiên nhẫn” thay vì nói “Xin lỗi, tôi đến trễ”.”

“Tôi nhạy cảm quá mức”

“Bằng việc đánh giá cảm xúc, suy nghĩ của mình là nhạy cảm thái quá, không cần thiết, bạn đang phán xét cũng như phủ nhận chính con người mình. Cảm nhận chẳng bao giờ là sai trái cả”, nhà trị liệu tâm lý Tess Brigham nhấn mạnh.

Kể cả khi bạn tin rằng mình là người nhạy cảm hơn mức bình thường, cũng đừng để ai có quyền phán xét hành vi của bạn. Hãy cởi mở với xúc cảm của bản thân để khi nào sẵn sàng, bạn có thể từ bỏ nó.

“Tôi thật vô dụng”

Đừng bao giờ nói về bản thân theo cách này dù tâm trạng của bạn có tệ đến thế nào, dù bạn có khao khát chạy đến vạch đích thế nào đi chăng nữa. Hãy nhớ rằng, tự nhắc nhở bản thân bằng những thông điệp tích cực như “Mình đang tiến bộ”, “Mình đang học hỏi dần dần” có tác dụng hơn nhiều so với việc mơ ước viển vông và dằn vặt chính mình vì không thể đạt được những gì mong muốn.

BÌNH LUẬN