Danh sách 10 ngôn ngữ khoai nhất thế giới, tiếng Việt còn dễ học chán

0
1830

Trên thế giới có tới 2.650 với hơn 7.000 tiếng địa phương. Một con số khổng lồ cho bất cứ ai có tham vọng học tất cả trên thế giới.

Ngay cả Timothy Doner, người được xem là thần đồng ngôn ngữ và giữ kỉ lục biết nhiều ngôn ngữ nhất thế giới cũng khá khiêm tốn với 23 ngôn ngữ (tất nhiên là so sánh với số ngôn ngữ có trên thế giới, còn đối với một người thì đó đã là niềm mơ ước rồi).

1. Tiếng Hungary


Tiếng Hungary được cho là thứ tiếng có một số quy tắc ngữ pháp kì lạ nhất trên thế giới. Nó có 14 nguyên âm và 18 cách ngữ đặc biệt (mà có thể lên tới 30 trong 1 số ) trong khi Tiếng Anh lại chẳng có cách ngữ đặc biệt nào cả. Vì vậy, ngôn ngữ Hungary chắc chắn sẽ là một thách thức lớn cho một người nói tiếng Anh. Thêm vào đó, cấu trúc câu của ngôn ngữ này lại hoàn toàn khác biệt so với hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Tóm lại, sẽ là 1 chặng đường gian nan cho những người nói tiếng Anh muốn chinh phục được thứ ngôn ngữ này.

2. Tiếng


Tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ có thể thay đổi ý nghĩa khi thay đổi giọng điệu của từ. Ngôn ngữ này được khoảng 1/5 dân số thế giới sử dụng và được coi là một trong . Tiếng Trung Quốc chuẩn được sử dụng tại Trung Quốc, đảo Đài Loan và Singapore.

Mặc dù nhiều ngôn ngữ khác nhau được sử dụng tại Trung Quốc, nhưng một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất là tiếng Quan Thoại (ngôn ngữ được nhiều người nói nhất trên thế giới), được sử dụng bởi gần 1 tỉ người.Tiếng Trung bao gồm một hệ thống chữ viết với hàng ngàn kí tự khác nhau. Bạn buộc phải học chúng để có thể hiểu được thứ ngôn ngữ này. Theo thống kê, ít nhất bạn phải biết được hơn 3000 kí tự căn bản của tiếng Trung để hiểu được những từ ngữ sơ đẳng nhất. Để đọc được báo thì số kí tự cần học là hơn 4000 kí tự. Những học giả ở Trung Quốc hiện nay có thể nhớ được hơn 10,000 kí tự, trong khi trong từ điển ghi nhận có hơn 40,000 kí tự tiếng Trung. Để đọc, viết và nói được tiếng Trung chắc chắn bạn phải thật chăm chỉ, quyết tâm và có lòng đam mê với thứ ngôn ngữ này. Nếu không bạn sẽ bỏ cuộc giữa đường mất.

3. Tiếng Nhật


Tiếng Nhật được hơn 125 triệu người trên thế giới sử dụng. Nó được xem là một trong những ngôn ngữ khó nhất trên thế giới vì gần gũi với tiếng Trung Quốc cùng với hệ thống kí tự và ngữ điệu rất phức tạp.

Chắc chắn phải mất một thời gian dài chăm chỉ học hành và nghiên cứu bạn mới có thể sử dụng được tiếng Nhật… ở mức cơ bản. Tiếng Nhật có hàng ngàn kí tự khác nhau với các cách phát âm và ý nghĩa riêng biệt, còn chưa kể đến bạn phải học cách ghép chúng lại với nhau nữa.

Hệ thống chữ viết tiếng Nhật chủ yếu sử dụng bảng chữ cái hai âm tiết (ormoraic), hiragana và katakana. Và sau khi học được mấy bảng chữ cái ấy, bạn sẽ tiếp tục bước vào con đường gian nan là học nói… Thật là nan giải! Sẽ chẳng có lối tắt nào để học thứ ngôn ngữ phức tạp này cả – ngoại trừ sự chăm chỉ và quyết tâm.

4. Tiếng Ả Rập


Tiếng Ả rập cổ điển được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 6, ở phạm vi lãnh thổ rộng lớn, kéo dài từ Trung Đông đến . Với hơn 420 triệu người bản ngữ, chắc chắn tiếng Ả Rập là một trong những ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới.

Tiếng Ả Rập học trong trường học có thể giúp bạn đọc và viết. Tuy nhiên, khi nói chuyện với người bản xứ, tuỳ thuộc vào nơi xuất thân mới có thể hiểu được lời nói của họ. Ví dụ, một người nói tiếng Ả Rập từ Ma-rốc có thể khó hiểu hơn rất nhiều một người nói tiếng Ả Rập đến từ Ai Cập.

Lí do tiếng Ả Rập khó đối với người nói tiếng Anh là nó chứa các âm và bảng chữ cái mà thậm chí không tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Anh. Vì vậy, sẽ phải “cày cuốc” thật miệt mài mới có cơ may học được thứ ngôn ngữ ngoằn ngoèo này đấy các bạn.

5. Tiếng Iceland


Ngôn ngữ này thuộc dòng ngôn ngữ Ấn Âu, phần lớn bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ Đan Mạch và Thụy Điển. Có quá nhiều quy tắc ngữ pháp khác nhau làm cho ngôn ngữ này thực sự rất “khoai” với những người nói tiếng Anh. Học tiếng Iceland yêu cầu phải thực sự chăm chỉ và nỗ lực hơn so với những ngôn ngữ khác, nhưng một khi bạn hiểu các quy tắc và chăm chỉ học tập rồi thì cuối cùng bạn cũng có thể đọc “Eyjafjallajökull” (tên của một ngọn ) cho đúng.

6. Tiếng Phần Lan


Điều làm cho tiếng Phần Lan rất khó học đối với người nói tiếng Anh chính là việc dịch và phát âm. Các quy tắc ngữ pháp của tiếng Phần Lan thực sự khó quá mức tưởng tượng với một người nói tiếng Anh. Bạn phải dành lượng thời gian tương đối lâu để có thể nghiên cứu và bắt tay vào học được thứ ngôn ngữ này. Và ngay cả khi điều đó có thể xảy ra, thì cũng chẳng có gì đảm bảo là bạn sẽ thực sự giỏi nó cả. Lời khuyên dành cho bạn là không nên cố gắng tìm hiểu ngôn ngữ này, đặc biệt là nếu tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn.

7. Tiếng Khoisan

Ngôn ngữ Khoisan được biết đến nhiều nhất vì sử dụng các phụ âm nghe như tiếng tí tách hoặc tiếng ngựa chạy (click consonants), đây là lí do làm cho Khoisan trở thành một trong những ngôn ngữ khó nhất để tìm hiểu và nói chuyện với những người không có cùng ngữ hệ Châu Phi. Những âm thanh, phụ âm trong tiếng Khoisan thường được viết bằng kí tự như ! và ǂ. Sẽ hoa mắt, chóng mặt cho bạn nào muốn chinh phục được loại ngôn ngữ này. Nhưng đừng sợ, hãy cứ thử tìm hiểu xem, biết đâu bạn có thể làm được.

8. Tiếng Việt


Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam. Trong lịch sử, có 3 loại văn tự được sử dụng gồm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Chữ Hán được sử dụng từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, trong thời kì đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Ngày nay, bộ chữ được dùng là chữ Quốc ngữ, dựa trên bảng kí tự Latinh, cùng với các thanh điệu. Chính điều này khiến tiếng Việt trở thành ngôn ngữ khó phát âm đối với những người không sử dụng ngôn ngữ này làm tiếng mẹ đẻ.

9. Tiếng Nga


Mặc dù khá dễ dàng để bắt chước Nga theo cách hài hước, nhưng để thực sự hiểu và học tốt được ngôn ngữ này, bạn cần dành ra một số lượng lớn thời gian và công sức đấy. Tiếng Nga có một bảng chữ cái hoàn toàn xa lạ với một người nói tiếng Anh. Một người nói tiếng Nga phải rất tập trung vào trọng âm để có thể phát âm chuẩn, đôi khi một chút sai lầm về trọng âm cũng có thể thay đổi ý nghĩa của từ. Mặc dù trong tiếng Anh, trọng âm cũng là một phần rất quan trọng trong phát âm, nhưng so với tiếng Nga thì có lẽ cũng chưa ăn nhằm gì nhỉ?

10. Tiếng Thái


Tiếng Thái, hay còn gọi là tiếng Xiêm hay Trung Thái, là ngôn ngữ chính thức của Thái Lan. Đây là một thành viên của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Gần một nửa các từ được vay mượn từ tiếng Pali, Khmer cổ, hoặc Phạn ngữ. Tiếng Thái về cơ bản mang nhiều âm sắc và được biết đến với bảng chữ cái phức tạp.

Có hàng ngàn ngôn ngữ được nói trên thế giới. Thật khó để chọn ra danh sách những ngôn ngữ khó học dành cho tất cả mọi người. Đối với bạn thì ngôn ngữ nào mới là “khoai” nhất?

BÌNH LUẬN