Các cuộc tiến hành thử nghiệm SAR cho thấy ở khu vực sóng điện thoại càng yếu thì mức phóng xạ càng cao. Khi này điện thoại cần liên tục tìm lại sóng, như vậy người dùng sẽ bị phơi nhiễm với năng lượng nhiều hơn bình thường.
Ngày nay điện thoại thông minh đang dần trở nên rất phổ biến, khiến cuộc sống của con người ngày càng thuận tiên hơn. Nhưng chúng ta cũng không nên bỏ quan những quan ngại về vấn đề ảnh hưởng sức khỏe mà bức xạ điện thoại mang lại.
Trang PhonAndroid của Pháp đã tiến hành khảo sát chỉ số SAR (Specific Absirption Rate – là chỉ số dùng để đo mức độ hấp thụ sóng radio của cơ thể người, càng thấp càng tốt) của các dòng điện thoại phổ biến nhất hiện nay.
Theo đó, Galaxy S7 Edge có chỉ số SAR đạt mức 0,264 W/kg (tức là 0,264W hấp thụ / 1kg trọng lượng cơ thể), thấp nhất trong tất cả các dòng smartphone phổ biến hiện nay.
Trong khi đó, ở top các smartphone phổ biến có chỉ số SAR cao nhất, chúng ta có Honor 8 với 1,5 W/kg, Huawei P9 với 1,43 W/kg, và iPhone 7 với 1,38 W/kg.
Top 10 smartphone phổ biến có chỉ số SAR thấp nhất (đơn vị: W/kg) được sắp xếp từ thấp đến cao.
1 Samsung Galaxy S7 Edge (0.264 W/kg)
2, ASUS Zenfone 3 (0,278 W/kg)
3, Samsung Galaxy A5 2016 (0,290 W/kg)
4, Lenovo Moto Z (0,304 W/kg)
5, OnePlus 3 (0,394 W/kg)
6, Samsung Galaxy S7 (0,406 W/kg)
7, HTC 10 (0,417 W/kg)
8, Sony Xperia XA (0,473 W/kg)
9, Honor 5X (0,560 W/kg)
10, Galaxy A3 2016 (0,621 W/kg).
Top 10 smartphone phổ biến có chỉ số SAR cao nhất (đơn vị: W/kg) được sắp xếp từ cao xuống thấp.
1, Honor 8 (1,5 W/kg)
2, Huawei P9 (1,43 W/kg)
3, Apple iPhone 7 (1,38 W/kg)
4, Apple iPhone 7Plus (1,24 W/kg)
5, Huawei 5C (1,14 W/kg)
6, Sony Xperia XCompact (1,08 W/kg)
7, Sony Xperia XZ (0,870 W/kg)
8, LG G5 (0.737 W/kg )
9, Apple iPhone SE (0,720 W/kg)
10, Sony Xperia X (0,720 W/kg)
Các cuộc tiến hành thử nghiệm SAR cho thấy ở khu vực sóng điện thoại càng yếu thì mức phóng xạ càng cao. Khi này điện thoại cần liên tục tìm lại sóng, như vậy người dùng sẽ bị phơi nhiễm với năng lượng nhiều hơn bình thường.
Trước đó tờ nhật báo The Wall Street Journal đã có bài báo chi tiết về báo cáo nghiên cứu của chương trình độc học quốc gia thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH). Báo cáo này chỉ ra rằng: mặc dù tỷ lệ gây ung thư ở điện thoại di động là không cao, nhưng nó vẫn có tác động không tốt đối với sức khỏe con người. Sau nhiều năm, nhóm nghiên cứu này đã có kết luận khi tiến hành các thử nghiệm phóng xạ lên loài chuột. Việc tiếp xúc lâu dài với bức xạ điện từ khiến những con chuột này xuất hiện các khối u còn những con chuột khác thì không.
Trang PhonAndroid cũng khuyến nghị, mặc dù điện thoại có gây ra ung thư với người sử dụng hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi nhưng chúng ta nên có những biện pháp phòng ngừa như không để điện thoại gần khuôn mặt, không nên để điện thoại trong túi quần, túi áo ngực, không đặt điện thoại cạnh bên khi ngủ.
SAR (Specific Absirption Rate) là chỉ số dùng để đo mức độ hấp thụ sóng radio (RF – radiofrequency) của cơ thể người. Sóng này có thể đo một nguồn bất kỳ phát ra, và trong trường hợp chúng ta đang quan tâm thì nguồn phát ra chính là điện thoại di động. SAR cung cấp một cách đo lường trực quan về khẳ năng phơi nhiễm sóng của điện thoại, đồng thời là công cụ được các cơ quan chức năng trên toàn thế giới sử dụng nhằm đảm bảo thiết bị nằm trong ngưỡng an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải cứ SAR thấp sẽ an toàn hơn, và có nhiều nhầm lẫn vẫn thường xảy ra đối với chỉ số này.
Hải Yến