Lúc đi học chỉ mong đi làm để tránh được “cục nợ” thi cử, điểm giả. Ai ngờ đi làm rồi còn nhiều “cục nợ” hơn thế, lại còn đeo bám hàng giờ hàng ngày, đến ngày nghỉ cũng không được yên. Thế giới trong môi trường học tập thu hẹp, chẳng phải tiếp xúc với nhiều người; còn thế giới trong môi trường của những người đi làm thì không còn đếm nổi một ngày gặp bao nhiêu người, tiếp xúc với bao nhiêu kiểu khách hàng…
1. Không đi làm thì không có tiền, đi làm rồi mới thấy ngoài tiền ra còn phải quan tâm rất nhiều thứ. Ngoài tiền điện, tiền nước, tiền mạng, thứ tiền mỗi tháng phải trả 1 lần thì ngày nào cũng giống ngày nào đều phải nhắc nhớ bản thân mình để ý tới chất lượng sản phẩm có ổn không, khi nào thì ‘deadline’, mức độ hài lòng của khách hàng là bao nhiêu, đồng nghiệp hôm nay nhìn mình với vẻ mặt thế nào, sếp hôm nay khó tính hay dễ chịu…
2. Lúc đi học chỉ mong đi làm để tránh được “cục nợ” thi cử, điểm giả. Ai ngờ đi làm rồi còn nhiều “cục nợ” hơn thế, lại còn đeo bám hàng giờ hàng ngày, đến ngày nghỉ cũng không được yên. Thế giới trong môi trường học tập thu hẹp, chẳng phải tiếp xúc với nhiều người; còn thế giới trong môi trường của những người đi làm thì không còn đếm nổi một ngày gặp bao nhiêu người, tiếp xúc với bao nhiêu kiểu khách hàng…
3. Đi làm rồi mới biết ngoài việc đánh giá khả năng thu nhập, người ta còn đánh giá cao kỹ năng của mình. Người ngay thẳng thì họ góp ý, giúp đỡ, thậm chí bỏ thời gian để hướng dẫn mình; người hay để ý, “nhiều chuyện” chỉ quan sát đằng sau, gom từng tí tí một để góp nhặt thành một câu chuyện “li kì” để kể với người khác.
4. Tất nhiên, ở đâu cũng có người dễ ưa và người khó ưa. Chúng ta bắt buộc phải thay đổi để chấp nhận môi trường. Chúng ta có thể đảm bảo rằng đã tìm được một công việc tốt, đúng với sở thích của mình, thu nhập khá nhưng chúng ta không thể đảm bảo môi trường đó mình phù hợp.
Khách hàng, có thể gật gật mẫu thiết kế này cũng ổn sau nhiều lần chỉnh đi sửa lại nhưng sau đó họ nói với những người khác rằng mẫu thiết kế nhàm chán thế này mà giá lại cao, lần sau tránh không bao giờ thuê.
Đồng nghiệp, có thể nói 1 là 1 trước mặt chúng ta, nhưng sau lưng lại 1 thành 3.
Sếp, có thể với những nhân viên nổi bật sẽ xử sự dịu dàng, còn với những nhân viên tầm trung thì cuộc đối thoại chỉ cụt lủn vài dòng, mà chủ yếu là yêu cầu.
5. Vẫn biết rời khỏi vòng tay bố mẹ, bắt đầu đi làm là chấp nhận giông tố của xã hội. Có những ngày tâm trạng chán chường, trời mưa đường tắc, biết thừa rằng nếu hôm nay đi làm thì lại gặp phải những tình huống tương tự ngày hôm qua, ngày hôm kia, nhưng vẫn phải xách cặp đi làm. Vì, đi làm là cách duy nhất để duy trì thu nhập tháng này!
6. Dù thế nào thì cũng phải chấp nhận thôi, xã hội, thời thế thay đổi, con người ta sống nhiều mặt chứ chẳng phải hai mặt. Cứ cho là “dòng đời xô đẩy” đi, vì nghĩ như thế, ít ra, mình còn cảm thấy yên lòng để tập trung vào mục tiêu duy nhất là công việc.
7. Có ai đó đã từng nói rằng: “Cuộc sống cũng tựa như một ván bài, nếu may mắn được chia những quân bài tốt sẽ chẳng sao cả nhưng nếu không may mắn nhận được quân bài tốt thì hãy nên học cách trở thành người chơi bài giỏi”.
Vì vậy, chẳng việc gì phải bận tâm người ta nói gì, nói thế nào, có mệt thì dừng lại nghỉ một chút, khỏe rồi ngày mai lại dồn năng lượng vào công việc thôI!
V.D
Theo Trí Thức Trẻ