Có tiền đừng mua sắm làm gì cho phí, người biết tiêu tiền sẽ dùng nó cho trải nghiệm

0
2696

Đại đa số chúng ta đều đang có một công việc với mức lương đủ sống, nếu may mắn bạn có thể còn dư ra chút tiền cho việc tiết kiệm. Thế nên, việc tiêu tiền cần được chú trọng hết sức vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chính mình. Và rồi đây cũng là khi mà rất nhiều sự ảo tưởng xuất hiện, ảo tưởng rằng chúng ta cần sở hữu nhiều thứ hơn để cuộc sống đầy đủ, hơn.

Đại đa số chúng ta đều đang có một công việc với mức lương đủ sống, nếu may mắn bạn có thể còn dư ra chút tiền cho việc tiết kiệm. Thế nên, việc tiêu tiền cần được chú trọng hết sức vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chính mình. Và rồi đây cũng là khi mà rất nhiều sự ảo tưởng xuất hiện, ảo tưởng rằng chúng ta cần sở hữu nhiều thứ hơn để cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc hơn.

Ảo giác về sự sở hữu

Chúng ta luôn nghĩ rằng mình cần sở hữu nhiều hơn, đầy đủ hơn về vật chất để bản thân hạnh phúc hơn.

Chúng ta luôn mơ ước về những thứ đắt đỏ, những thứ sang trọng ngoài tầm với của mình. Một chiếc xe đời mới? Một chiếc điện thoại thời thượng? Hay những đồ trang trí đắt đỏ chỉ để thỏa mãn nhu cầu tiêu, thỏa mãn cảm giác sở hữu của chính mình.

Mặc dù nhiều người biết rằng đây là điều sai lầm, bạn thậm chí nhiều khi chẳng cần đến những đồ vật đắt đỏ này. Thế nhưng vì sao ta vẫn làm nó?

Giáo sư Thomas Gilovich của Đại học Cornell đã dành ra 20 năm để về vấn đề trên. Và ông đã đưa ra nhận định, lời khuyên dành cho mọi người rằng mua đồ, vật phẩm là thứ rất lãng phí, niềm hạnh phúc mà nó mang lại chẳng bao giờ kéo dài quá lâu. Thậm chí, nó còn đôi khi dẫn tới sự tiêu cực và một vòng quay không ngừng.

Thomas Gilovich.

Vì sao? Những thứ bạn mua hôm nay có thể mới, có thể thời thượng nhưng nó lỗi thời quá nhanh. Chỉ một thời gian sau, thứ sang xịn khác sẽ lấp chỗ của nó và đồ vật bạn sở hữu sẽ không còn giá trị như ban đầu.

Một khi đã có được thứ mình muốn, chúng ta sẽ bắt đầu nhắm tới những điều to lớn hơn. Giả sử bạn mua một bức tranh nghệ thuật với giá cực cao, bạn sẽ bắt đầu đặt mục tiêu mua thêm một bức tranh nữa… và cứ thế cứ thế, toàn bộ tài sản của bạn sẽ tan thành mây khói vì sở thích không hồi kết này.

Sự sở hữu luôn đi kèm với so sánh. Một khi chúng ta để mắt tới một thứ, nó sẽ được đưa vào một bảng danh sách những thứ khác tương đương và đây là nơi mà sự so sánh diễn ra. Bạn mua một chiếc xe, bạn sẽ so sánh nó với 100 chiếc khác đang được bày bán, so sánh với xe của bạn bè mình và thậm chí là so sánh với những chiếc xe mà sở hữu.

Chúng ta bị mắc kẹt vào vòng quay sở hữu của chính mình.

Rồi lúc đó, bạn sẽ đưa ra cho mình câu hỏi: “Tại sao vẫn có thứ tốt hơn thứ mình đang dùng?”. Đó chính là lúc vòng xoay lặp lại.

“Kẻ thù lớn nhất của sự hạnh phúc chính là thích nghi. Chúng ta mua những thứ để khiến mình hạnh phúc, khi mua được rồi, thành công rồi thì sự hạnh phúc kia sẽ tan biến vì chúng ta thích nghi với thứ mình vừa mua”, giáo sư Gilovich nói.

Nghịch lý của sự sở hữu là ảo giác của mỗi người. Chúng ta cho rằng khi mua một thứ, ta sẽ mãi hạnh phúc dùng nó cho tới khi nó hỏng. Bạn mua một chiếc điện thoại và nghĩ rằng cảm giác hân hoan khi mới mua sẽ tồn tại rất lâu. Thế rồi, bạn nhanh chóng nhận ra chỉ vài ngày sau là mình đã quen với nó, mọi thứ trở nên quá đỗi bình thường.

Vậy, bỏ tiền ra cho thứ gì mới hợp lý? Cụ thể là để bản thân hạnh phúc hơn? Đó chính là .

Sức mạnh của trải nghiệm

Nghe thì có vẻ hào nhoáng, trải nghiệm của chúng ta chẳng ai giống ai, vậy ta sẽ so sánh nó ra sao để biết nó tốt hơn? Đó, đó chính là mấu chốt, chúng ta không thể so sánh trải nghiệm để biết rằng nó có hơn hay không, chúng ta chỉ thưởng thức nó mà thôi.

Khác biệt hơn nữa, chính là sự thay đổi mà trải nghiệm mang lại cho mỗi người. Bạn bỏ ra cả chục triệu để mua một chiếc iPhone X, dù dùng đến nát tay thì bạn vẫn là bạn mà thôi, nó không mang lại sự thay đổi đủ to lớn để nhận ra. Thế nhưng, bạn dành tiền cho một chuyến du lịch, dành thời gian đi leo núi… Những trải nghiệm đó sẽ thay đổi con người bạn và khi nhớ lại nó luôn khiến bạn vui.

Trải nghiệm luôn mang lại nhiều hạnh phúc và nó xuất phát từ giai đoạn ý tưởng, thực hiện tới kết thúc hành trình.

Giáo sư Gilovich nói “Trải nghiệm lớn hơn rất nhiều vật chất. Bạn có thể rất thích những vật chất mình sở hữu, thậm chí bạn nghĩ rằng nó gắn liền với tên tuổi mình. Thế nhưng không, người ta sẽ biết tới bạn nhiều hơn dưới tư cách là một người đã “leo Phan” thành công chứ không phải một người sở hữu iPhone X hay ô tô đắt tiền, trừ khi bạn chi rất, rất nhiều tiền cho những vật phẩm ấy”.

Đánh giá về độ “vui”, trải nghiệm với sự sở hữu cũng không hề giống nhau. Bạn chi tiền cho sự sở hữu, lúc lên kế hoạch sẽ bình thường, lúc mới sở hữu sẽ rất vui và rồi sau đó mọi thứ lại bình thường như chưa có gì xảy ra. Còn với trải nghiệm, chúng ta vui ngay từ khi lên kế hoạch, trong lúc thực hiện có thể bớt vui hơn do nó không giống nhiều với tưởng tượng. Thế nhưng, dù có thể nào đi nữa, bạn sẽ luôn vui khi nghĩ lại về nó. (Trừ khi bạn bị người yêu bỏ khi đang đi chơi hoặc đang leo núi thì rách quần).

Kết

Hãy tự hỏi mình, thứ sang trọng nhất bạn mua cách đây bao lâu? Nó là thứ gì? Bạn vui được bao nhiêu lâu khi nghĩ về nó? Hỏi câu hỏi tương tự với trải nghiệm, về một chuyến du lịch bạn đi cùng người thân chẳng hạn. Khi đó bạn sẽ tự hiểu dành tiền cho cái gì đáng giá hơn.

Tất nhiên, chúng ta không giống nhau, có những người không thích đi du lịch mà chỉ thích cảm giác . Thế nhưng, trải nghiệm tới từ rất nhiều góc độ khác nhau, đôi khi nó còn chẳng tốn tiền, ví dụ như dành thời gian xem truyền hình cùng người thân chẳng hạn và cùng cười đùa với nhau thật vui. Nó có hạnh phúc hơn chiếc xe đắt tiền mà bạn phải dành dụm nhiều năm mới mua được? Hãy tự trả lời.

P.V

Theo Trí Thức Trẻ

BÌNH LUẬN