Cảnh tượng bên trong của “thành phố chết” Chernobyl sau 30 năm bỏ hoang

0
1466

Giả thuyết thứ hai do Valeri Legasov ủng hộ và được đưa ra năm 1991, coi nguyên nhân vụ tai nạn là do những yếu kém trong thiết kế lò RBMK, đặc biệt là các thanh điều khiển.

Còn nhớ ngày 26/4/1986, cách đây đúng 31 năm, nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ, gây ra vụ phóng xạ nguy hiểm gấp hàng trăm lần so với quả tại Hiroshima. Từ đó đến nay, thảm họa Chernobyl được coi là thảm họa hạt nhân kinh khủng nhất mà lịch sử loài người từng ghi nhận.

Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng.

34 người thiệt mạng trong thảm họa cùng vô số sinh mạng bị ảnh hưởng lâu dài do tiếp xúc với bức xạ. Khoảng 350.000 người buộc phải sơ tán khỏi “Khu vực cấm hạt nhân”, tức khu vực nằm trong bán kính 19 dặm quanh nhà máy. bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là Pripyat. Nơi này bị bỏ hoang và vắng bóng sự sống cho đến ngày nay.

Dưới đây là 17 bức ảnh phản ánh hiện trạng của “” được các phóng viên Reuters ghi lại vào năm 2016.

Có hai giả thuyết chính thức xung đột với nhau về nguyên nhân gây tai nạn. Giả thuyết đầu tiên được đưa ra vào tháng 8 năm 1986 và chỉ buộc tội những người điều hành nhà máy điện. Giả thuyết thứ hai do Valeri Legasov ủng hộ và được đưa ra năm 1991, coi nguyên nhân vụ tai nạn là do những yếu kém trong thiết kế lò RBMK, đặc biệt là các thanh điều khiển.

Vào thời điểm xảy ra thảm họa, nhà máy điện này đã có bốn lò phản ứng với nguồn năng lượng 1.000 megawatt.

Một nhân tố quan trọng góp phần vào vụ tai nạn là những người điều hành không được thông báo về những vấn đề của lò phản ứng. Theo một người trong số họ, Anatoliy Dyatlov, những người thiết kế đã biết rằng lò phản ứng sẽ gặp phải nguy hiểm ở một số điều kiện nhưng đã cố tình che đậy thông tin đó. Trong hình là chiếc nôi của một em bé bị bỏ hoang ở làng Zalesye.

Nguyên nhân trực tiếp của vụ nổ được cho là do một thí nghiệm kĩ thuật điện bị thất bại nghiêm trọng.

Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện thêm 14 năm sau thảm hoạ và chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của quốc tế.

Theo các chuyên gia ước tính, lượng phóng xạ từ vụ nổ Chernobyl cao gấp hàng trăm lần hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống năm 1945.

Cuộc sống tại đây vẫn diễn ra bình thường sau vụ nổ. Hầu hết người dân đều vô tư ra ngoài vào sáng hôm đó để “hưởng” kiểu thời tiết ấm áp khác thường. Có 16 đám cưới vẫn diễn ra vui vẻ trong ngày cuối tuần 26/4/1986.

Tới những ngày đầu của tháng 5/1986, các nhóm trực tiếp giải quyết hậu quả vụ nổ đưa ra cảnh báo về lượng phóng xạ bị rò rỉ bắt đầu tăng trở lại.

Các chuyên gia lo sợ vụ nổ thứ hai này sẽ còn lớn hơn nhiều so với vụ đầu tiên. Từ đó lõi lò phản ứng sẽ tiếp tục chìm sâu xuống lòng đất, có thể gây ô nhiễm cả nguồn nước sạch cung cấp cho thủ đô Kiev, nơi đang có 2,5 triệu dân sinh sống.

Bất chấp cái chết nhìn thấy rõ vì lượng phóng xạ cực mạnh, những người tham gia khắc phục hậu quả tại lò phản ứng số 4 vẫn dũng cảm lao vào cuộc. Họ là những người dập tắt ngọn lửa, bơm nước vào lò phản ứng và làm sạch nó bằng nitơ lỏng.

Hàng nghìn con người dành cả mùa hè năm 1986 để dựng lên cỗ quan tài bằng bê tông bịt kín lò phản ứng cũng xứng đáng được vinh danh vì lòng dũng cảm.

Giờ đây, để vào “thành phố chết” này, du khách phải trải qua quá trình kiểm tra an ninh và được ủy quyền hợp lệ cùng hướng dẫn viên du lịch đi kèm.

Một chiếc mặt nạ khí cho được tìm thấy trong các cơ sở chăm sóc như trong ảnh.

Quốc huy của Liên bang Xô Viết trên một tòa nhà ở Pripyat.

Theo nhiều báo cáo, mặc dù Chernobyl không còn tồn tại cuộc sống của con người nhưng một số con vật vẫn sống ở đây.

Nước nhiễm phóng xạ, đất cứng và không khí vẫn đang ảnh hưởng đến những người xung quanh Khu vực Loại trừ hạt nhân.

Tổ chức Greenpeace ước tính có tổng cộng 100,000 – 400.000 người có thể chết vì các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa Chernobyl.

BÌNH LUẬN