Được ví như lá phổi xanh của trái đất, rừng rậm nguyên sinh Amazon không chỉ là tài sản riêng của người dân Brazil, mà là của cư dân toàn thế giới. Những người thổ dân Kayapo ở đây đang là những người thực hiện sứ mệnh bảo vệ trái đất trước nguy cơ phá hoại. Họ đang hết lòng kêu gọi dừng dự án xây dựng con đập thảm hoạ…
Vì sao là thảm họa, đó là những điều con người hiện đại ngày nay không ngờ tới…
Người thổ dân Kapayo trong quá khứ đã từng đấu tranh để khôi phục lại đất đai nơi họ sinh sống ở khu vực rừng nguyên sinh Amazon, xưa kia bị những người đào vàng xưa dùng thuỷ ngân huỷ hoại. Sự phá hoại đó hiện vẫn tiếp tục gây nguy hiểm cho hệ sinh thái ngày càng mỏng manh ngày nay.
Việc khai thác gỗ, khai thác mỏ, các trang trại lớn chăn nuôi gia súc và trồng đậu nành ồ ạt cũng đe dọa toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên mà người thổ dân Kayapo hết lòng bảo vệ.
Hơn nữa, ở Rio de Janeiro, nhân Cup bóng đá thế giới 2016, trung tâm văn hóa dành riêng cho họ đã sớm bị san bằng để nhường chỗ cho một bãi đậu xe, hoặc một bãi dẫn vào sân vận động…
Lợi ích kinh tế quan trọng đến mức việc trục xuất họ thậm chí đã được thực hiện một cách bạo lực và không cơ quan truyền thông nào đưa tin này vào ngày 15 tháng 12 năm 2013.
Hành động vì tương lai của loài người
Khi Amazon được ví như lá phổi xanh của trái đất, những người cuối cùng bảo vệ lá phổi này không đơn giản là đấu tranh vì việc bị thu hồi đất đai, mà họ đang gắng sức đấu tranh vì tương lai của loài người.
Đối với người thổ dân Kayapo, những người sống trên các vùng đất bản địa ở các tiểu bang Para và Mato Grosso, duy trì một mối liên hệ tôn trọng đối với tất cả các yếu tố của Bà Mẹ Thiên Nhiên Vĩ Đại không phải đơn thuần liên quan đến tâm linh mà đã hoàn toàn đi vào lối sống và tư duy thường nhật.
Theo họ, tất cả sinh mệnh, động vật, thực vật, vũ trụ, nước, tạo nên một tổng thể không thể tách rời, cái này không thể tồn tại tách rời cái kia và sự cân bằng này đang bị đe dọa. Triết lý của họ được đúc kết trong một câu: không khai thác đến cạn kiệt.
Rừng rậm Amazon được ví như lá phổi xanh của trái đất, sự hủy hoại nó chính là giết chết con người (Ảnh: wwf.org)
Những người thổ dân Kayapo đã luôn mong được sự ủng hộ, họ đã kêu gọi ký đơn thỉnh nguyện ngừng xây dựng con đập thủy điện Belo Monte do các công ty lớn của Pháp tài trợ.
Clip kêu gọi dưới đây có nội dung như sau:
Những chiến binh bảo vệ Amazon
Đây là sức mạnh của internet…dành cho những mục đích cao cả.
Tộc trưởng Raoni.
Từ những công dân của trái đất phản đối việc xây dựng đập Belo Monte ở rừng nguyên sinh Amazon.
Tổng thống Brazil Dilma Vanna Rousseff đã cho phép xây dựng con đập thủy điện Belo Monte ở ngay trung tâm của rừng rậm nguyên sinh Amazon. Điều mà các bạn không biết, đó là đập Belo Monte nhấn chìm 400.000 hectar rừng, trục xuất 40.000 bộ lạc và dân bản địa, và phá hủy hệ sinh thái quý giá của rất nhiều loại động thực vật.
Nếu Belo Monte được phép tiến hành, thì tiếp sau sẽ có 60 con đập nữa được xây dựng khắp rừng Amazon. Rất nhiều hệ sinh thái và diện tích rừng nguyên sinh sẽ bị hủy đi.
Sau khi quyết định, những người dân bộ lạc Xingu đã quyết định xuống thỉnh nguyện trên đường phố Brazil. Thưa tổng thống Vanna Rousseff, liệu ngài có thực sự nghĩ rằng sẽ không có ai nhìn vào?
Những thông điệp của cư dân toàn thế giới ủng hộ bộ lạc Xingu trong việc bảo vệ lá phổi của trái đất như sau:
Lục địa mà mỗi người chúng ta sống không quá quan trọng, mà điều quan trọng, là mối liên hệ với những người khác và với cả trái đất này. Bởi vì đó là ngôi nhà chung của chúng ta đang bị đe dọa, lá phổi của trái đất đang bị đe dọa. Chúng tôi cùng đồng lòng với những người dân Xingu về việc bảo vệ rừng nguyên sinh Amazon ở Brazil. Các cư dân Amazon, chúng tôi đang thực sự lo lắng cho các bạn. Hỡi chính phủ Brazil, các vị có thực sự lo lắng cho dân chúng của các vị? Hãy đừng động tới rừng Amazon, đừng phá hoại…
Tiến bộ không phải là phá hủy.
Hãy dừng ngay dự án đập ở Amazon.
Có em bé người Mỹ tha thiết nói: Cháu yêu cây cối, xin đừng giết hại cây
Scotland nói không với đập Belo Monte..
…vv…
Nhiếp ảnh gia Martin Schoeller chụp chân dung những người chiến binh bảo vệ trái đất – thổ dân Kayapo và gửi cho kênh National Geographic, dưới đây là chân dung của họ:
Theo : Dkn.tv