Bộ Tài chính đòi cổ tức tiền mặt, BIDV quyết định trả còn VietinBank không biết chờ đến bao giờ?

0
741

Trước đó hồi cuối tháng 5, đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV và VietinBank biểu quyết chia cổ tức năm tài chính 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia cho phần vốn Nhà nước vào ngân sách.

Bộ Tài chính gọi, BIDV đã trả lời. tới đây sẽ được bổ sung thêm 2.700 tỷ đồng mà nhà băng này chi trả với tỷ lệ 8,5%.Bộ Tài chính đòi cổ tức tiền mặt, BIDV quyết định trả còn VietinBank chờ đến bao giờ?

Bộ Tài chính đòi cổ tức tiền mặt, BIDV quyết định trả còn VietinBank chờ đến bao giờ?

Ngày 22/10, Ngân hàng BIDV đã có thông báo về việc chốt danh sách và năm 2015. Theo đó tỷ lệ chi trả là 8,5% bằng tiền mặt. Ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách người dự kiến là ngày 04/11/2016 và ngày thực hiện chi trả là 21/11/2016.

Đây là lời phản hồi chính thức của BIDV đối với việc đòi cổ tức bằng tiền mặt của Bộ Tài chính.

Trước đó hồi cuối tháng 5, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV và VietinBank biểu quyết chia cổ tức năm tài chính 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia cho phần vốn Nhà nước vào ngân sách.

Có ý kiến cho rằng do khó khăn về ngân sách nên Bộ Tài chính phải đòi cổ tức của các ngân hàng. Nhưng theo cơ quan này, việc một số ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ đã tự quyết định hình thức phân chia lợi nhuận là không đúng theo quy định của , không thống nhất với Bộ Tài chính.

Trước BIDV và VietinBank thì Vietcombank – một Ngân hàng do Nhà nước sở hữu chi phối khác – đã trả cổ tức tiền mặt năm 2015 với tỷ lệ 10%.

Về phía các ngân hàng, thời điểm đó cả VietinBank và BIDV đều có lý do của họ khi muốn giữ lại hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu là để tăng vốn tự có nhằm đáp ứng quy định về hệ số an toàn vốn của các ngân hàng (hiện chỉ quanh mức 10%), đồng thời chuẩn bị cho việc áp dụng các tiêu chí về Basel II mà Việt Nam phải thực hiện theo thông lệ quốc tế, hiện rất cấp bách.

Sau những tranh cãi về việc có trả cổ tức bằng tiền hay không, Ngân hàng Nhà nước đã lên tiếng khẳng định rằng, NHNN sẽ xem xét đánh giá mặt thuận lợi của việc chuyển cổ tức vào ngân sách Nhà nước và khó khăn của các tổ chức tín dụng để đề xuất chính sách thực hiện, phù hợp với đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng đã được Chính phủ thông qua và báo cáo Chính phủ về vấn đề này.

NHNN hiện nắm giữ 95,28% vốn điều lệ của BIDV. Theo tính toán, với tỷ lệ 8,5% chi trả tiền mặt, Bộ tài chính sẽ thu về khoảng 2.700 tỷ đồng từ BIDV, trong tổng số 2.900 tỷ đồng mà nhà băng này sẽ phải trả cho cổ đông.

Với VietinBank, NHNN đang giữ 64,46% vốn điều lệ, giả sử nếu VietinBank trả cổ tức với tỷ lệ 8% thì Bộ Tài chính cũng thu về cho ngân sách khoảng 1.900 tỷ đồng.

Bộ Tài chính gọi, dù còn nhiều đắn đo và trước đó tại ĐHCĐ thường niên đã quyết định trả cổ tức 8,5% bằng cổ phiếu, nhưng BIDV cuối cùng cũng đã đáp ứng.

Còn VietinBank thì đến bao giờ?

Theo kế hoạch đưa ra từ ĐHCĐ thường niên của ngân hàng này hồi tháng 4 thì VietinBank sẽ không trả cổ tức năm 2015. Tổng giám đốc ngân hàng này nói rằng đó là quyết định cần thiết và có ý nghĩa chiến lược để VietinBank nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn, tiếp tục phát triển hoạt động, đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, đồng thời gia tăng sức mạnh để VietinBank hội nhập khu vực và quốc tế.

Không chỉ muốn giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2015 để phục vụ phát triển, VietinBank còn kiến nghị Chính phủ xem xét nới “room” cho nhà nước ngoài, Nhà nước chỉ sở hữu không thấp hơn mức 50% để đảm bảo được cả quyền sở hữu chi phối của Nhà nước tại VietinBank vừa tạo điều kiện cho ngân hàng này hút thêm nguồn lực.

Mong muốn là như vậy, nhưng quyết định cuối cùng cũng vẫn phải chờ đợi sự thỏa thuận giữa các bên. Ai cũng có lý của riêng mình và việc quyết định cổ tức vừa phải theo sự đồng thuận của cổ đông, vừa phải theo đúng quy định.

Theo Tùng Lâm

Trí thức trẻ

BÌNH LUẬN