Bộ ảnh khiến bất kỳ ai cũng giật mình trước chứng nghiện smartphone trên toàn thế giới

0
969

Người ta ngày càng ít nói chuyện với nhau hơn, thay vào đó là giao tiếp bằng nút Like và những dòng bình luận trên mạng xã hội. 

Từ năm 2014, các nhà tâm lý học quốc tế đã đặt một cái tên Nomophobia cho chứng “nghiện ”. Tỉ lệ người mắc một hội chứng về tâm lý thích mang bên mình đang ngày càng tăng cao. Cuộc sống của nhiều người gắn liền với chiếc điện thoại từ bàn ăn, giường ngủ cho tới nhà vệ sinh…

Cách đây hơn 6 thập kỷ, nhà bác học Einstein đã “tiên tri” về thế giới trong hiện đại: “Tôi sợ cái ngày mà sẽ lấn át sự giao tiếp giữa con người với con người. Thế giới lúc đó sẽ có một thế hệ toàn những kẻ đần độn”.

Có lẽ lời tiên đoán của Einstein đã phần nào thành hiện thực khi mà điện thoại thì ngày càng thông minh hơn còn con người thì quá phụ thuộc vào chúng. Khắp mọi nơi, từ quán ăn đến các nơi công cộng, chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh những người ngồi đối diện nhau nhưng mắt “dán” vào màn hình điện thoại. Người ta ngày càng ít nói chuyện với nhau hơn, thay vào đó là giao tiếp bằng nút Like và những dòng bình luận trên mạng xã hội. Trẻ con thì chỉ ngoan ngoãn khi cầm trên tay chiếc điện thoại mà cha mẹ đưa cho.

Bộ ảnh mang tên “iPhonopatia” () do nhiếp ảnh giá Andrea Taschin thực hiện đã phần nào phản ánh hiện trạng cuộc sống “phụ thuộc” vào công nghệ ngày nay. Với ý tưởng độc đáo, bộ ảnh có phần ám ảnh người xem và khiến bất kỳ ai cũng phải giật mình trước tác động của công nghệ, những chiếc điện thoại thông minh trong cuộc sống của chính mình.

Từ bao giờ, những chiếc điện thoại đã trở thành “nguồn sống” của nhiều người?

Họ có thể quên ăn, quên ngủ… nhưng không thể quên đếm những nút like, dòng bình luận trên mạng xã hội.

 Điện thoại, mạng xã hội trở thành một thứ “bình dưỡng khí”.

Loại “sữa rửa mặt” từ điện thoại thông minh liệu có thể làm gương mặt của bạn khác đi?

Thời hiện đại, người ta ít dùng gương mà thường tự soi mình qua những chiếc điện thoại thông minh với hàng tá các ứng dụng chỉnh sửa ảnh.

Người già cô đơn cũng mong mỏi một chút hơi ấm từ những chiếc điện thoại với mạng xã hội.

Con người đang tự nhốt mình trong “ngục tù” của công nghệ. Nhiều ông bố bà mẹ vô tình đẩy chính con cái họ vào sai lầm đó.

BÌNH LUẬN