Vì thế, trong một cuộc đối thoại, thỉnh thoảng bạn cũng nên mở lời. Bạn không cần phải nói nhiều,
Ăn mặc lôi thôi, nói quá ít, thích những lời hoa mỹ một cách quá lố… là những hành động hay bị người khác xem thường.
Có câu “hành vi thể hiện tính cách”, qua cách mà bạn ăn mặc người khác cũng có thể đoán biết được bạn có phải là người chỉn chu, kĩ lưỡng và khéo léo hay không. Đừng bao giờ để mình phải ra ngoài với đồ ngủ, tóc tai rối bù hay mặt mộc không chút trang điểm, như vậy cũng có thể khiến người khác nhìn bạn bằng đôi mắt kỳ lạ.
Thêm vào đó, cách bạn thể hiện bản thân sẽ xác định cách bạn được những người không quen biết đối xử. Nếu ăn mặc đẹp, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của mọi người. Nếu bạn mặc quần thể thao và áo phông, người ta sẽ thấy không cần thiết phải dành thời gian cho bạn.
2.Nhìn vô định
Thỉnh thoảng chúng ta bị bắt gặp đang nhìn chăm chú vào một khoảng không vô định khi đang nghe người khác nói. Mặc dù bạn bào chữa rằng mải suy nghĩ nhưng sự thật là bạn đang không chú ý đến nhiệm vụ mình phải làm. Có rất nhiều lý do khiến bạn không chú ý những gì người khác đang nói nhưng mọi người sẽ luôn cho rằng bạn không nghe vì bạn không hiểu hoặc không quan tâm. Và dù sao thì việc nhìn vào khoảng không vô định cũng khiến bạn trông giống như người mất hồn, không được thông minh cho lắm.
3.Không kiểm soát được cảm xúc
Có đôi lúc chúng ta trở nên quá hưng phấn và kích động trong cuộc trò chuyện, nói quá nhiều và không kiểm soát được cảm xúc. Cảm xúc đó có thể là vui, buồn hay tức giận, cười ha hả khi sảng khoái hay cãi cọ chí chóe khi gặp mâu thuẫn. Dù ở tình huống nào đi chăng nữa, một nội tâm không thanh tĩnh và mất lí trí như vậy sẽ khiến bạn trở nên yếu kém trong mắt người khác hay đối tác.
Bởi vì một người thông minh, hiểu biết sẽ luôn hành xử điềm đạm và đúng mực. Họ sẽ trầm tĩnh suy xét vấn đề và không để cảm xúc chi phối lí trí.
4.Nói quá nhiều
Nói quá nhiều dễ bị đánh giá là thiếu tinh tế, sắc sảo. Một nguyên tắc nhỏ là không bao giờ nói nhiều hơn những gì cần được nói. Khi bạn nói một cách ngắn gọn, bạn cho mọi người thấy rằng bạn có thể tổng hợp những suy nghĩ của mình và giải thích chúng một cách dễ hiểu nhất. Bạn biết những gì là quan trọng và cần phải được nói, bạn biết những gì có thể tự suy ra và không cần phải giải thích.
Nếu bạn cứ nói mà không nghĩ về những gì mình đang nói, mọi người sẽ cho rằng bạn là người nông cạn, ruột để ngoài da.
5.Nói quá ít
Ngược lại, nói quá ít cũng không được mọi người đánh giá cao. Những người im lặng trong các cuộc trò chuyện thường bị nghĩ rằng không có điều gì quan trọng để nói, không có chính kiến hoặc bất lịch sự. Dù bạn biết rằng sự im lặng, xấu hổ hay hướng nội của bạn không phải là dấu hiệu của sự kém thông minh nhưng không nhiều người nghĩ thế.
Vì thế, trong một cuộc đối thoại, thỉnh thoảng bạn cũng nên mở lời. Bạn không cần phải nói nhiều, chỉ cần nói đủ để mọi người biết rằng bạn đang lắng nghe và cũng có một vài giải pháp thông minh cho những gì mọi người đang thảo luận.
6.Thích dùng những lời hoa mỹ một cách quá lố
Đừng nghĩ rằng sử dụng nhiều những từ văn chương chuyên ngành khó hiểu thì sẽ giúp đánh bóng tên tuổi và sự hiểu biết của mình. Điều đó có thể là một sai lầm tai hại.
Các nhà nghiên cứu đã viết hai bản tóm tắt luận án, một bản toàn những từ dài dòng khó hiểu còn bản kia là những từ súc tích, đơn giản, dễ hiểu. Kết quả là những người tham gia nghiên cứu cho rằng bản súc tích nghe có vẻ thông minh hơn.
Vì thế trong đối thoại hằng ngày bạn nên dùng những từ mà mọi người vẫn dùng là ổn.
7.Phán xét người khác
Nhiều người cho rằng tỏ ra khôn ngoan và chê bai người khác trước mặt lãnh đạo sẽ thể hiện được sự tự tin và khả năng của mình. Tuy nhiên không đúng như bạn nghĩ đâu.
Chê trách hay nói xấu ai đó chỉ thể hiện bạn là một người đạo đức kém, bảo thủ, và thiếu khoan dung với người khác.
Một người thông minh và thành công là người luôn luôn có mối quan hệ hài hòa với mọi người, biết nghĩ cho người khác và không tỏ ra mình hơn người.
8. Ngại hỏi xin lời khuyên
Không ai sẽ nghĩ rằng bạn ngu ngốc và kém thông minh nếu thỉnh thoảng bạn xin lời khuyên và ý kiến của người khác về công việc của mình. Người ta thường đánh giá cao những người sẵn sàng học hỏi, biết nhận ra cái sai của bản thân và sửa chữa để hoàn thiện hơn.
Ngược lại, những người luôn giữ kín những khó khăn và không sẵn sàng học hỏi từ mọi người có thể được coi là tự cao, ngạo mạn hoặc thiếu thân thiện. Điều đó sẽ không có lợi gì cho sự thành công của bạn cả.
Autran (TH) (Theo Giadinhvietnam.com)