Ám ảnh những khoảnh khắc chụp những mãnh đời đau thương nhất của trẻ em trong lịch sử loài người

0
1100

Những bức ảnh đóng vai trò quan trọng trong lịch sử loài người mà mỗi khi nhìn lại, chúng ta không khỏi nhói tim.
Những bức ảnh đôi khi có thể lên tiếng nhiều hơn bất kì một thứ ngôn từ nào, bởi chúng có thể ghi lại cả những khoảnh khắc kì diệu nhất và bi kịch nhất. Hình ảnh có thể chạm tới trái tim con người mà không có bất kì rào cản ngôn ngữ hay khoảng cách nào. Mười bức ảnh về những đứa trẻ khác nhau dưới đây đã thay đổi cuộc sống của hàng ngàn người theo cách như vậy.
Con kền kền và bé gái

Bức ảnh được chụp tại Nam Sudan năm 1993.

Bé gái trong bức hình đã quá yếu để có thể đứng vững, và chỉ là một trong số rất nhiều người ở Nam Sudan lúc bấy giờ đang dần chết đói. Một con kền kền bay đến đậu gần đó chờ cô bé chết để ăn thịt. Nhiếp ảnh gia Kevin Carter khi đó đi ngang đã chứng kiến cảnh tượng và chụp lại bức ảnh này.
Sau khi được đăng tải trên tạp chí The New York Times năm 1993, mọi người đã cáo buộc việc Kevin không giúp đỡ đứa trẻ dù ai cũng biết các phóng viên không chạm vào các nạn nhân vì sợ lây lan dịch bệnh. Một năm sau khi chụp bức ảnh, Kevin Carter tự tử.
Cậu bé Alan Kurbi bên bờ biển

Khi nhiếp ảnh gia Nilufer Demir chụp bức ảnh này, Alan trông như đang ngủ. Cậu bé hai tuổi là người tị nạn trong cuộc nội chiến Syria cướp đi sinh mạng hàng trăm ngàn thường dân vô tội. Người Syri thoát khỏi cuộc chiến đến các trại tị nạn nhưng lại bị từ chối và bỏ đói. Gia đình của Alan cũng không phải ngoại lệ.
Đây là một trong những bức ảnh “biết nói” về một cuộc chiến đang diễn ra nhưng không được nhiều người để tâm.
Người mẹ di cư

Bức ảnh trở nên nổi tiếng nhất ở Mỹ và cho thấy sức mạnh ngôn luận từ những bức ảnh. Cuộc Đại suy thoái đã khiến nhiều người chết trên đường phố, giống như người phụ nữ và con cái của cô trong bức ảnh. Nhiếp ảnh gia Dorothea Lange đến trại của người thu hoạch đậu và tiếp cận một trong các gia đình ở đó.
Người phụ nữ trong ảnh là Florence Owens Thompson, 32 tuổi, người đã bán lốp xe để mua thức ăn cho gia đình. Khuôn mặt cô, mệt mỏi và đói khát, đại diện cho sự tuyệt vọng trong cuộc Đại suy thoái. Khi bức ảnh được công bố, 9.100 kg thực phẩm đã được gửi đến đây.
Fire Escape Collapse

Tại Boston, năm 1975, một bà mẹ đỡ đầu và con gái của bà ta đã bị chôn vùi dưới đống lửa khi một lính cứu hỏa đang giải cứu họ. Trong lúc cứu hộ, đám cháy tiếp tục trút xuống. Những hình ảnh khủng khiếp được ghi lại. Các nạn nhân như đang bơi trong không khí. Nhiếp ảnh gia Stanley Forman đã quay lưng đi trước khi họ chạm đất bởi vì ông không muốn nhìn thấy cái chết của họ. Người mẹ đỡ đầu, Diana Bryant, đã chết khi cô ngã xuống đất. Tuy nhiên, đứa con của cô là Tiare, vẫn còn sống cho đến ngày nay.
Forman đoạt giải Pulitzer Prize cho tác phẩm của mình. Suốt đêm đó, sự an toàn khi gặp hỏa hoạn trở thành một cuộc tranh luận trên toàn quốc, dẫn đến việc sau này nhiều trên khắp nước Mỹ đã thay đổi mã an toàn thoát hiểm hỏa hoạn của họ.
Sadie Pfeifer

Lewis Hine muốn phơi bày tình trạng thực tế đáng sợ của luật lao động và cách chúng đã bị lạm dụng hàng ngày. Anh ta đi từ Massachusetts đến Bắc Carolina, chụp hình những đứa trẻ trong các nhà máy và những đứa trẻ bán báo trên đường phố. Những đứa trẻ này không được đi học và thường bị trừng phạt do không đáp ứng được hạn ngạch. Lewis thường xuyên bị đe dọa, từ đánh đập đến cả dọa giết.
Người trong bức ảnh là Sadie Pfeifer, được chụp tại Lancaster, Nam Carolina, 1908. Cô bé đang quản lý một chiếc máy bông lớn. Một số chỗ quá cao để vận hành, và Sadie cần phải leo lên các thiết bị để làm được điều đó. Hình ảnh này cho thấy những góc khuất chưa bao giờ được tiết lộ về vấn đề lao động trẻ em.
Bé gái Iraq tại Checkpoint

Hình ảnh bé gái 5 tuổi đẫm máu ở trạm kiểm soát của Iraq tượng trưng cho nỗi đau của dân thường trong chiến tranh. Bố mẹ của Samar Hassan đang lái xe đưa em trai của cô bé trở về từ bệnh viện khi lính Mỹ bắn chết họ vì sợ rằng chiếc xe đầy những người đánh bom tự sát. Những loại thương vong dân sự tùy tiện kiểu này xảy ra thường xuyên trong Chiến tranh Iraq vì những người lính được trao quyền tự do để có biện pháp cần thiết tự bảo vệ mình.
Năm 2005, nhiếp ảnh gia Chris Hondros đã công bố bức ảnh dù được yêu cầu giữ bí mật. Hondros đã chết trong cuộc nội chiến ở Libya năm 2011.
Cậu bé Do Thái đầu hàng ở Warsaw


Mặc dù có nhiều giả thuyết, danh tính của cậu bé người Do Thái trong ảnh vẫn chưa xác định. Cậu bé ở trong một khu ổ chuột của Warsaw, vốn được xem như nhà tù của sự chết chóc và đói khát. Ngày 19 tháng 4 năm 1943, sau cuộc nổi dậy bị quân Đức đàn áp, cậu bé chưa đến 10 tuổi này đã phải đối mặt với số phận khủng khiếp.
Bức ảnh được chụp bởi Thiếu tướng Đức Quốc Xã Jurgen Stroop, người sau đó đã bị treo cổ bên ngoài Warsaw.
Cô bé Napalm

Tháng 6 năm 1972, máy bay của Mỹ ném bom một ngôi làng nhỏ ở Trảng Bàng, Tây Ninh, cách Sài Gòn 40 cây số về phía Tây Bắc. Lúc đó, một số phóng viên báo và truyền hình nước ngoài cùng có mặt và tác nghiệp. Bức ảnh chụp bởi Nick Út, chàng phóng viên chiến trường khi đó mới 21 tuổi, sau này đã trở thành một trong những bức ảnh chiến tranh có sức ảnh hưởng nhất thế kỉ 20.
Kim Phúc là cô bé trần truồng chạy giữa bức ảnh. Sức nóng khủng khiếp của bom Napalm đã khiến cô bé phải xé sạch phần quần áo còn lại cho đỡ nóng, vừa chạy vừa la “Nóng quá! Nóng quá!”. Bên trái là người anh trai của Phúc, bị mất một mắt trong vụ này.
The Drama of Life Before Birth (tạm dịch: Bộ phim về cuộc sống trước khi sinh)

Bức ảnh được chụp năm 1965. Lennart Nilsson đã dành 12 năm để ghi lại sự phát triển của bào thai trong suốt thời kỳ mang thai. Đây là lần đầu tiên công chúng có thể nhìn thấy một bào thai đang phát triển. Chụp ảnh bào thai trong tử cung được cho là bất khả thi vào thời điểm đó. Đáp lại những hoài nghi, Nilsson đã hoàn thành điều tưởng chừng không thể. Ngay cả ông cũng không thể ngờ rằng mình đã tạo ra một khoảnh khắc lịch sử. Bức ảnh trở thành một trong những hình ảnh biểu tượng được sử dụng bởi những người chống phá thai về vấn đề quyền sống và quyền lựa chọn.
Thứ Bảy đẫm máu

Đây vẫn là một trong những bức ảnh có sức ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Bức ảnh được chụp vài phút sau khi các máy bay ném bom của tấn công Thượng Hải vào giữa ngày thứ bảy, 28 tháng 8 năm 1937. Các quả bom được thả xuống trên một ga đường sắt, nơi có rất đông những người tị nạn .
Nhiếp ảnh gia H.S. Wong nhớ lại sự kinh hoàng khi người chết và người sống chật kín hết nhà ga. “Giày của tôi bị ngâm trong máu,” anh nói. Anh chụp bức ảnh khi nhìn thấy một đứa trẻ một mình trên đường ray với người mẹ đang nằm gần đó. Những hình ảnh được phát hành trên báo chí Trung Quốc đã lấy cảm tình, cũng như gây sốc cho công chúng. Hơn 130 triệu người có thể là nạn nhân trong bi kịch này.

BÌNH LUẬN