9 điều cần phải ghi nhớ khi cuộc đời quăng bạn xuống hố sâu

0
1053

Thành công luôn đòi hỏi thời gian và con đường bạn đi sẽ luôn không bằng phẳng. Hãy tự tạo cho mình một tư thế thoải mái nhất để tạo nên sự thành công trong công việc của riêng mình.
1. Tìm đến những nguồn năng lượng tích cực

Trên thực tế chúng ta thường tập trung giải tỏa nhu cầu của dạ dày hơn là của tâm trí, vậy nên khi gặp bế tắc, hãy tìm cách cho tâm trí của mình được “ăn”. Trong những lúc này bạn nên tìm những người có trạng thái tích cực, nguồn năng lượng tỏa ra từ họ sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và suy nghĩ lạc quan hơn.

Trong trường hợp nếu bạn có khúc mắc nào đó khi làm việc trong một team, thì bạn nên bày tỏ lòng mình cho họ biết. Nhiều người hay ngại vì nghĩ điều này sẽ phơi bày điểm yếu hoặc sự “dốt nát” của mình, tuy nhiên bạn nên biết rằng đồng nghiệp chính là nơi ta tìm được nhiều kinh nghiệm quý báu mà không một giảng đường nào có thể dạy bạn. Và hỏi vài thắc mắc thì cũng đâu phải là điều gì khó khăn đúng không?


2. Tái khẳng định đam mê

Trong quá trình làm việc, nếu bạn cảm thấy chán nản, hãy nghĩ tới lí do khiến bạn lựa chọn tham gia từ ngày đầu. Bên cạnh đó, liệt kê ra những điều liên quan giữa sự nghiệp hiện tại và đam mê của bản thân để tạo thức đẩy chúng ta phấn đấu.

3. Tập trung vào bức tranh toàn cảnh hơn là chi tiết

Khi gặp bế tắc trong công việc hãy nghĩ về các mục tiêu xa hơn. Nghĩ về thật ra cuối cùng điều bạn muốn đạt được trong công việc là gì? Liệu có phải là bạn đã đánh mất đi mục tiêu đó rồi hay không. Phần lớn chúng ta thường tập trung vào những chi tiết nhỏ nhặt hơn là nhìn đến bức tranh toàn cảnh.

Vậy nên hãy viết mục tiêu của bạn ra giấy và dán nó ở nơi làm việc để bất cứ khi nào bạn cảm thấy công việc quá khó khăn, nhìn vào đó có thể nhắc bạn mục tiêu bạn muốn đạt được là gì.


4. Giải phóng cảm xúc

Cuộc sống ngày nay khiến con người có xu hướng tự kìm nén cảm xúc của chính mình. Điều này cực kì nguy hiểm cả về mặt thể chất lẫn tinh thần bởi việc dồn nén cảm xúc đến một ngưỡng nào đó có thể gây ra đau đớn và bệnh tật. Do đó hãy tìm cách phù hợp để giải phóng cảm xúc.

Trong trường hợp không thể nói với sếp của mình rằng sếp sai rồi, bạn hoàn toàn có thể giải phóng cảm xúc này bằng cách giãi bày với ai đó ở một nơi riêng tư. Bạn cũng có thể đập vỡ thứ gì đó cho khỏa tức hay úp mặt vào gối rồi òa lên. Tóm lại hãy cố làm mọi thứ có thể để giải phóng những tiêu cực trong tâm trí của bạn.

5. Thử làm những việc mới mẻ

Học nấu ăn, luyện vẽ, tập võ, yoga… Hãy thử bất cứ thứ gì mà bạn cho là lạ lẫm với bản thân, kể cả khi chúng có vẻ chẳng liên quan gì tới nguyên nhân gây chán nản. Tuy có thể không để lại tác động lớn lao đến kĩ năng nhưng chúng sẽ giúp bạn thư giãn tâm trí, tạo nên hứng khởi từ những điều mới mẻ.

Điều này có thể khiến bạn bất ngờ, nhưng Steve Jobs thật sự đã lấy một phần cảm hứng ra dòng máy Mac sau khi tham gia lớp học… viết thư pháp.


6. Dành thời gian cho các sở thích cá nhân

Đừng quá chăm chú vào công việc, điều này sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi đấy. Hãy dành thời gian của mình để làm những điều mình thích, biết đâu những điều ngẫu hứng sẽ xuất hiện trong quá trình bạn thư giãn thì sao? Dành thời gian cho chính mình sẽ tạo cho bạn những động lực mới để thực hiện công việc hiệu quả hơn.

7. Tập suy nghĩ khách quan

Tiếc rằng, đa phần mọi người khi đối mặt với khủng hoảng trong cuộc sống có xu hướng chỉ trích bản thân mình. Thực tế điều duy nhất giúp bạn hồi tâm trở lại chính là tiếng nói tận sâu trong tâm hồn mình. Hãy bình tĩnh và cố gắng làm theo những điều tâm hồn mình mách bảo.

Hãy thử tưởng tượng sau này mình sẽ đưa ra những lời khuyên gì nếu như ngày nào đó chính bạn bè mình cũng gặp một tình huống tương tự. Việc đưa ra lời khuyên cho ai đó dễ dàng hơn rất nhiều khi chính mình lại đối mặt với tình huống như thế. Đó là lí do tại sao khi đặt mình ở ngoài cuộc, chúng ta sẽ sáng suốt hơn và biết mình cần gì, từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn cho riêng mình.


8. Hãy cho đi

Khi công việc có vấn đề, đừng nên tập trung vào nó cũng như ngừng đặt những câu hỏi chất vấn cho bản thân mình, ví dụ:mình phải chăng làm chưa đủ tốt hoặc đã làm sai chỗ nào đúng không? Thay vào đó bạn hãy làm những việc để giúp đỡ những người sống xung quanh mình hoặc đi hoạt động từ thiện bên ngoài. Điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn và tạo được trạng thái tâm lí tốt nhất cho công việc.

9. Nghĩ tới những điều tốt đẹp

Khi tâm trí bạn là một mớ hỗn độn và chẳng thấy gì ngoài những phiền não trong cuộc sống, hãy tạm dừng lại và nghĩ đến những điều tốt đẹp là những điều làm ta vui vẻ hay biết ơn sâu sắc. Hãy nghĩ về những đứa trẻ, gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống. Do đó, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy sức mạnh và cảm hứng trong cuộc đấu tranh tìm kiếm hạnh phúc cùng với những người thân yêu nhất.


Duy trì động lực làm việc không hề dễ dàng, đặc biệt là khi mục tiêu bạn đang hướng đến dường như vượt xa tầm với. Tuy nhiên, đừng quá hạ thấp bản thân mình, cũng như đừng quá phấn khích khi mọi việc diễn ra quá suôn sẻ. Thành công luôn đòi hỏi thời gian và con đường bạn đi sẽ luôn không bằng phẳng. Hãy tự tạo cho mình một tư thế thoải mái nhất để tạo nên sự thành công trong công việc của riêng mình.

BÌNH LUẬN