Dưới đây là những bức ảnh từng gây chấn động như thế. Nó có thể là khoảnh khắc cảm động, trào dâng xúc cảm nhưng cũng có thể là phút giây đen tối, đượm màu bi thương.
Ống kính của các nhiếp ảnh gia là một “vũ khí” đặc biệt. Ở trong những thời khắc lịch sử, những giây phút trọng đại nhất, nhiếp ảnh luôn phát huy tác dụng của mình. Nhờ có nhiếp ảnh, một sự kiện có thể tồn tại vĩnh cửu cùng thời gian, đi qua bao nhiêu năm tháng và đôi khi khiến cả nhân loại phải xúc động, bàng hoàng.
Dưới đây là những bức ảnh từng gây chấn động như thế. Nó có thể là khoảnh khắc cảm động, trào dâng xúc cảm nhưng cũng có thể là phút giây đen tối, đượm màu bi thương.
1. Động đất, sóng thần Nhật Bản năm 2011
Một em bé khoảng vài tháng tuổi được cứu sống kỳ diệu sau một trận động đất ở Nhật Bản. (Ảnh: Imgur.com)
2. Cuộc gặp mặt hai miền Triều Tiên
Cuộc chiến Triều Tiên – Hàn Quốc (1950 – 1953) kết thúc trong sự chia cắt đất nước. Những người người thân phải chịu cảnh ly tán. Đến năm 2010 với sự nỗ lực của Hàn Quốc, một cuộc gặp mặt ngắn ngủi đã diễn ra. Rất nhiều người sau hàng chục năm xa cách mới được gặp mặt.
Hình ảnh 2 anh em, một người người ở Triều Tiên, một người ở Hàn Quốc đoàn tụ sau hàng chục năm xa cách vào năm 2010. Trong ảnh là giây phút chia ly của hai người khi trở về đất nước làm xúc động lòng người. (Ảnh: Imgur.com)
3. Nạn đói Uganda 1980
Tấm ảnh này được chụp tại Uganda năm 1980 trong trận đói lịch sử đã làm thế giới phải “rúng động”. Thay cho những câu chữ, bức hình đã nói lên tất cả về sự kinh hoàng của trận đói này.
4. Quả bom nguyên tử “Fat Man” nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki, Nhật Bản, 1945
Đám mây hình nấm trên bầu trời Nagasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945 này đã giết chết hơn 80 ngàn người và đã trở thành nỗi ám ảnh đe dọa cho hòa bình nhân loại.
5. Cô gái nắm tay sưởi ấm cho bà cụ ăn xin
Các trang mạng Trung Quốc từng nóng lên câu chuyện làm việc tốt của một cô gái nhỏ 14 tuổi – Trương Khả. Cư dân mạng truyền tay nhau bức ảnh có tên “Cô bé tay ấm”. Trong ảnh là Trương Khả, mặc áo khoác hồng đang nắm chặt hai tay một bà cụ ăn xin, dùng chính tay mình để sưởi ấm tay cho bà cụ khi ngoài trời lạnh 2 độ C. Bên cạnh là một cốc cháo chưa ăn và một chàng trai cũng ngồi xuống trò chuyện cùng bà cụ. Tấm lòng của Trương Khả đã làm lay động trái tim hàng triệu người Trung Quốc vốn đã trở nên vô cảm. Nhiều người nhìn nhận rằng tấm lòng của cô bé, nghìn tiền vạn bạc cũng không thể mua được.
6. Nạn đói ở Châu Phi
Dưới đây là bức ảnh “Kền kền chờ đợi”. Bức ảnh này đã đoạt giải Pulitzer 1994.
Năm 1993, khi nạn đói hoành hành tại Sudan, nhiếp ảnh gia Kevin Carter đã chụp cảnh một em bé đang cố bò về phía trại cứu trợ, trong khi phía sau em, một con kền kền chờ đứa trẻ chết đói để ăn thịt. Mặc dù nhận được giải thưởng danh giá, nhưng chủ nhân của tấm hình này đã phải chịu đựng vô vàn sự chỉ trích khi “không đưa tay giúp đỡ em bé đang sắp chết vì đói, mà chỉ canh để chộp được khoảnh khắc hoàn hảo”. Cuối cùng, vị nhiếp ảnh gia này đã quyết định tự sát chỉ vài tháng sau đó. (Ảnh: Flickr)
7. Bức tranh “Nước mắt của một cô nhi”
Bức tranh sơn dầu này đang được triển lãm tại các bảo tàng lớn trên thế giới. Chính sách đàn áp môn khí công tu dưỡng tinh thần Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc dưới thời ông Giang Trạch Dân đã gây biết bao tang thương, đổ vỡ cho hàng triệu gia đình ở Trung Quốc.
Bức tranh “Nước mắt của một Cô nhi” mô tả một em bé đang ôm thi hài của cha mẹ đã bị hỏa táng thành tro. Cha mẹ em đã bị bức hại đến chết bởi chính sách đàn áp của chính quyền Trung Quốc với Pháp Luân Công, một môn tu dưỡng tinh thần hoà bình. Cố cầm giữ nước mắt, tâm hồn em chứa đầy đau khổ và em không biết ngày mai sẽ ra sao. Chiếc áo khoác kỷ vật của cha bao bọc lấy thân hình bé nhỏ, trông thật không tương xứng, nhưng đó lại là vật duy nhất có thể trấn an động viên cho cô bé vào lúc này.
Bức tranh miêu tả sự thật tàn khốc này đang diễn ra tại Trung Quốc. Trong một cuộc triển lãm ở Canada, Nghị sỹ Marston đã phát biểu rằng, ông biết tường tận về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc, bao gồm cả tội ác mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống nhằm kiếm lời, ông cũng cho rằng triển lãm này đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá sự thật cuộc bức hại.
Ông Ros Bowyer chăm chú ngắm nhìn bức họa “Nước mắt cô nhi” trong một cuộc triển lãm. Ông nói rằng, bức họa này rất cảm động. Ông ấy có thể nhìn thấy sự bi thương và thắc mắc không thể lý giải nổi hiện trên khuôn mặt cô bé, cô bé không hiểu được tại sao cha mẹ cô bé lại bị chết bởi cuộc bức hại.
8. Thảm họa núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia ngày 13/11/1985
Đôi mắt đã ám ảnh người xem này là của cô gái 13 tuổi Omaya Sánchez trong thảm họa núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia ngày 13/11/1985, đã giết chết 25 nghìn người. Trong ảnh, Omaya đã kiệt sức vì bị mắc kẹt gần 3 ngày đêm trước sự bất lực của lực lượng cứu hộ. Cuối cùng, mọi người đã ở bên cạnh em và cùng cầu nguyện đến khi em không còn cầm cự được sau 60 giờ. Bức ảnh được chụp bởi Frank Fournier.
9. Sự kiện Thiên An Môn – 1989
Bức ảnh của Jeff Widener được mang tên là “Người nổi loạn vô danh”, với hình ảnh một người đang đứng cản trước đoàn xe tăng của Quân đội Trung Quốc đang tiến vào để đàn áp cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn.
Ngọn Hải Đăng
Theo DaiKyNguyen