Mỗi loại vải riêng sẽ có nhiệt độ và chế độ ủi riêng. Ví dụ như các loại vải lụa cần chọn chế độ ủi dành cho vải nhạy cảm. Nó sẽ giúp bạn bảo vệ quần áo bền hơn.
1. Vải ủi quá khô
Vải ủi quá khô sẽ làm quần áo có những nếp nhăn, rất khó khi điều khiển bàn là lên xuống. Nên sử dụng tính năng phun hơi nước để các nếp gấp cứng đầu cũng phải chịu khuất phục.
2. Là quần áo không theo thứ tự
Bàn là mất nhiều thời gian để hâm nóng hơn để nguội, vì vậy hãy bắt đầu với các vật liệu cần nhiệt độ thấp nhất, như polyester và lụa, sau đó đến chất liệu bông và vải lanh. Đừng làm ngược lại vì bạn có nguy cơ làm vải bốc khói.
3. Chọn sai chế độ
Mỗi loại vải riêng sẽ có nhiệt độ và chế độ ủi riêng. Ví dụ như các loại vải lụa cần chọn chế độ ủi dành cho vải nhạy cảm. Nó sẽ giúp bạn bảo vệ quần áo bền hơn.
4. Ủi thẳng lên vải tơ tằm
Vải tơ tằm là loại chất liệu rất dễ nhăn và dễ rách, nếu ủi không cẩn thận bạn có thể làm hỏng áo của mình. Cách tốt nhất là bạn nên cho áo vào một bọc ni lông, sau đó bỏ vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 1 tiếng để làm cho vải thêm cứng, sau đó dùng bàn là để ủi.
5. Không làm sạch mặt bàn là
Các vết bẩn trên mặt bàn ủi có thể để lại vết bẩn khó tẩy trên vải. Làm sạch mặt bàn ủi bằng baking soda khi mặt bàn ủi nguội.
6. Không bảo quản bàn là đúng cách
Khi không sử dụng bàn ủi nữa, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ về 0 hoặc rút điện bàn là ra. Tiếp đó, bạn đợi cho bàn la nguội hẳn rồi dùng khăn lau sạch từ mặt đế đến tay cầm bàn ủi.
7. Ủi đồ mặt trước
Những loại áo làm từ những chất liệu mỏng rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu bạn ủi chúng ở nhiệt độ cao có thể khiến áo bị đổi màu và những họa tiết trên áo bị biến dạng. Vì vậy, nên ủi mặt sau những loại quần áo này, đồng thời bạn có thể lót thêm một chiếc khăn ở phía dưới.
(Nguồn: Goodhousekeeping)