5 giấc mơ kỳ lạ làm thay đổi lịch sử nhân loại

0
1563

Được mệnh danh là cuốn tiểu thuyết viễn tưởng đầu tiên trên thế giới, tác phẩm đã tạo nên một kỳ tích trong giới văn học nghệ thuật. Rất nhiều phim ảnh đã lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết này. Nhưng mấy ai biết rằng, ý tưởng ban đầu của tác phẩm kinh điển này, lại bắt nguồn từ một cơn ác mộng vô cùng sống động của tác giả Mary Shelley.

Không chỉ Frankenstein, có rất nhiều phát minh khác, thậm chí những phát minh then chốt đặt nền tảng cho sự phát triển của cuộc cách mạng cận đại, cũng đều bắt nguồn từ những như vậy. Hãy cùng chúng tôi lướt qua 5 như thế.

1. Cuốn tiểu thuyết viễn tưởng đầu tiên trên thế giới

Nữ tiểu thuyết gia người Anh Mary Shelley. Ảnh: therevenantreview

Năm 1816, nữ tiểu thuyết gia người Anh Mary Shelley cho ra đời tác phẩm kinh điển Frankenstein. Đây thường được coi là cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đầu tiên trên thế giới. Nhưng mấy ai biết rằng, mấu chốt đằng sau thành công này lại bắt nguồn từ cảm hứng của Shelley trong một cơn ác mộng vô cùng sống động của cô.

Khi mới lên 18 tuổi, Shelley đến ghé thăm Bá tước Byron bên hồ Geneva tại Thụy Sĩ. Thời tiết khi đó rất lạnh, một cái lạnh “cắt da cắt thịt” trong một mùa đông [1], hậu quả sau vụ phun trào Tambora chỉ một năm trước đó. Trên thực tế, Châu Âu lúc đó đang trải qua “một năm không có mùa hè”.

Bị mắc kẹt trong nhà, hai người họ quây quần xung quanh lò sưởi. Ngắm nhìn những tia lửa tí tách bên trong, bá tước Byron chợt nảy ra một ý tưởng nhằm xua tan bầu không khí tịch mịch buồn chán: hai người họ mỗi người đều thử tự viết một câu chuyện ma. Shelley đồng ý, nhưng dường như việc sáng tác trong hoàn cảnh này không dễ dành đến vậy. Đêm này qua đêm khác, cô vẫn không thể nghĩ ra bất cứ ý tưởng nào phù hợp.

Ảnh: .world-of-lucid-dreaming

Rồi một buổi tối nọ, khi cuộc trò chuyện giữa họ chuyến sang chủ đề bản chất của sự sống, Shelley chợt nảy ra một ý tưởng. Cô đề xuất việc “hồi sinh một xác chết”, một ý tưởng lấy cảm hứng từ quan sát của nhà vật lý và nhà y học người Ý Luigi Galvani, trong đó một con ếch bị lột da đột nhiên co giật khi được đâm xuyên và cố định bởi hai thanh kim loại, và kết quả này đã được Galvani quy cho dòng điện sinh học được sản sinh từ con ếch đã chết [2].

Buổi tối hôm đó sau khi chìm vào giấc ngủ, trí tưởng tượng của cô bay xa và cô đã trải nghiệm được một giấc mơ vô cùng “tỉnh táo” và sống động. Cô kể lại:

“Tôi đã nhìn thấy một chàng sinh viên với vẻ mặt nhợt nhạt thiếu sức sống đang theo đuổi một thứ nghệ thuật ma mị. Cậu ta đang quỳ gối đằng sau thành quả của cậu: một người đàn ông với tứ chi duỗi thẳng, nằm bất động vô hồn như thể đã chết. Nhưng sau đó, khi một cỗ máy nào đó được bật lên, thân thể của người đàn ông xuất hiện dấu hiệu của sự sống, bắt đầu cử động một cách loạng choạng, theo kiểu nửa tỉnh nửa mê. Nó đáng sợ, chắc hẳn phải rất đáng sợ khi con người đang tỏ ý chế nhạo cơ chế kỳ diệu của Đấng Tạo hóa thế gian [bằng cách truyền những “tia lửa của sự sống” lên một “xác chết xấu xí vô hồn]”.

2. Thành viên nhóm nhạc Beetles trứ danh: Âm nhạc truyền cảm hứng cho âm nhạc

Paul McCartney – Thành viên nhóm nhạc Beetles. Ảnh: Carrushome

Năm 1965, Paul McCartney – một thành viên nhóm nhạc đình đám – đã soạn thảo toàn bộ giai điệu cho bài hát kinh điển Yesterday chỉ trong một giấc mơ.

Hồi ức về bản nhạc này đã trở lại với Paul khi tỉnh dậy, và anh đã nhanh chóng chơi lại bản nhạc trên phím đàn piano. Sau đó, anh đã chạy đi hỏi bạn bè và gia đình liệu họ đã từng nghe giai điệu này trước đây chưa. Ban đầu anh lo lắng rằng mình có thể đang sao chép bản nhạc của một ai đó mà từng tình cờ nghe qua nhưng không nhớ được (một hiện tượng gọi là cryptomnesia).

“Trong khoảng một tháng, tôi đã đi vòng quanh hỏi những người trong ngành âm nhạc rằng liệu họ đã từng nghe giai điệu này bao giờ chưa. Tôi nghĩ nếu không có ai nhận nó thì sau vài tuần tôi có thể có nó”.

John Lennon and Paul McCartney sau đó đã viết lời cho bản nhạc này và bài hát đã được bao hàm trong album Help! của nhóm.

Là một bài đệm hát mang cảm giác u buồn, Yesterday được thể hiện solo bởi chính McCartney và không có sự tham gia của các thành viên khác trong nhóm. Khi được phát hành ở Mỹ, Yesterday đã giữ vững vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong suốt bốn tuần.

Bài hát trở nên cực kỳ phổ biến ngày nay với hơn 2.200 bản cover của các ca sĩ tên tuổi như Aretha Franklin, Katy Perry, The Mamas, the Papas, Michael Bolton, Bob Dylan, Ray Charles, Elvis Presley, Billy Dean, …

3. Nhà vật lý và giấc mơ về cấu trúc nguyên tử

Phải: Niels Bohr, ảnh chụp vào khoảng năm 1922 (AB Lagrelius & Westphal) Phông nền: Hình miêu tả một nguyên tử. Ảnh: Alexander Bedrin/iStock

Là cha đẻ của ngành vật lý lượng tử, Niels Bohr, thường kể về một giấc mơ truyền cảm hứng dẫn ông đến khám phá về cấu trúc nguyên tử.

Là con trai trong một gia đình học thuật, Bohr lấy bằng tiến sĩ vào năm 1911 và đã trở nên rất nổi tiếng khi có thể giải quyết nhiều vấn đề phức tạp trong thế giới vật lý, khiến các đồng nghiệp của ông rất khâm phục.

Trong một giai đoạn, ông đã để tâm tìm hiểu cấu trúc của nguyên tử, nhưng không một mô hình giả định nào của ông phù hợp với các tính toán thực tiễn. Một đêm nọ khi đang ngủ ông đã có một giấc mơ về các hạt nguyên tử. Ông nhìn thấy hạt nhân nguyên tử ở trung tâm, xoay xung quanh là các hạt điện tử electron, giống hệt như các hành tinh xoay xung quanh mặt trời.

Hạt nguyên tử trong giấc mơ của Bohr có cấu trúc rất giống Hệ Mặt Trời. Ảnh: ytimg

Khi tỉnh dậy, Bohr có một dự cảm rằng cảnh tượng ông nhìn thấy về cấu trúc nguyên tử là chính xác. Nhưng là một nhà khoa học, ông nhận thức được tầm quan trọng của việc xác thực các ý tưởng trước khi công bố nó ra thế giới. Do đó, ông đã trở lại phòng thí nghiệm của mình và tìm kiếm các bằng chứng củng cố cho nhận định của ông.

Và rốt cục cái dự cảm đó là thật. Cái cảnh tượng cấu trúc nguyên tử trong giấc mơ của Bohr sau này đã trở thành một trong những khám phá vĩ đại nhất trong thời đại của ông. Sau này Bohr đã được trao giải Nobel vật lý cho này.

4. : Mũi khâu

Elias Howe (1819–1867) thường được cho là người phát minh ra chiếc máy khâu. Tuy nhiên trên thực tế, ông đã cải tiến đáng kể những thiết kế trước đó và nhận bằng sáng chế của Mỹ cho chiếc máy khâu sử dụng mũi khâu chằng/vắt sổ. Đây là một bước phát triển đáng kể trong việc chế tạo máy may hiện đại. Tuy nhiên, trước khi bước đột phá này đến trong giấc mơ, ông đã bị tắc ở công đoạn tìm chỗ đặt đầu mũi kim.

Trái: Elias Howe, khoảng năm 1850 (Ảnh: Public Domain) Phải: Máy khâu của Howe, năm 1846 (Ảnh: Public Domain)

Howe nằm mơ phải chế tạo chiếc máy may cho một vị vua man rợ ở một đất nước xa lạ. Vị vua yêu cầu phải hoàn thành nó trong 24 giờ. Do không hoàn thành đúng thời hạn nên ông bị đem đi xử tử. Trong lúc thi hành án, Howe nhận thấy binh lính cầm cây giáo có lỗ xuyên qua ở phần đầu. Ngay lập tức ông phát hiện ra cách giải quyết vấn đề và tỉnh dậy lúc 4 giờ sáng.
Howe nhảy ra khỏi giường rồi nhanh chóng chạy tới xưởng chế tạo. Ông quyết định từ bỏ nguyên lý may thủ công (lỗ xỏ chỉ may nằm ở đầu đối diện với đầu nhọn của kim). Howe thiết kế một loại kim cong, có lỗ kim để luồn chỉ ở đầu nhọn, phối hợp với con suốt chỉ tạo nên đường may.

5. Albert Einstein: Tốc độ ánh sáng

Einstein. Ảnh: Wikimedia

Einstein từng nói rằng toàn bộ sự nghiệp của ông là sự suy ngẫm mở rộng dựa trên một giấc mơ thời niên thiếu.

Theo như những gì đã xảy ra, ông đã đạt được những thành tựu khoa học phi thường, khi phát triển được thuyết tương đối, sau khi có một giấc mơ sống động.

Ảnh: .world-of-lucid-dreaming

Khi còn trẻ, Einstein từng mơ thấy mình cưỡi trên một chiếc xe trượt tuyết đang lao xuống dốc rất nhanh, nhanh đến nỗi rốt cục ông đã đạt đến tốc độ ánh sáng. Khi điều đó xảy ra, các ngôi sao trên bầu trời bắt đầu thay đổi vị trí tương đối của chúng so với ông. Ông tỉnh dậy và suy ngẫm về ý tưởng này, và không lâu sau đó đã phát triển được một trong những lý thuyết khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại.

Ảnh: Epoch Times

Cuốn tiểu thuyết Einstein’s Dreams (Các giấc mơ của Einstein) của tác giả Alan Lightman là một tác phẩm kinh điển thời hiện đại – một tập hợp các câu chuyện trong mơ của Albert Einstein vào năm 1905 trước khi ông tiến gần đến lý thuyết đột phá làm rung chuyển giới khoa học của ông. Một lần, ông đã mơ thấy thời gian là một vòng tuần hoàn, trong đó con người bị trói buộc vào một định mệnh phải liên tục lặp lại các chiến thắng và thất bại của họ hết lần này đến lần khác. Một lần khác, thời gian như ngưng đọng, khi các cặp đôi hàn huyên với nhau mãi mãi. Trong một lần khác nữa, thời gian như một chú chim sơn ca, bị giam cầm trong một chiếc bình chuông.

Chú thích của người dịch:

[1] Mùa đông núi lửa là sự giảm nhiệt độ toàn cầu gây ra bởi tro núi lửa và những giọt axit sulfuric làm che khuất ánh nắng mặt trời và tăng cao độ phản xạ của trái đất (tăng sự phản chiếu của bức xạ mặt trời), diễn ra sau một vụ phun trào núi lửa lớn.

[2] Khám phá nhầm lẫn của Luigi Galvani:

Luigi Galvani (1737- 1798), một nhà sinh học, đang dạy môn giải phẫu học tại Đại học Bologna đã tình cờ thấy rằng những con ếch bị giết đó. đã co rút bắp thịt khi có kim loại chạm vào.

Volta thử lại thí nghiệm của Galvani và đã phát hiện ra rằng cơ thể con ếch chỉ là một chất dẫn điện thường. Chính dòng điện sinh ra trong các kim loại khác bản chất đã kích thích các dây thần kinh, và làm hoạt động các cơ.

Theo dkn.tv

BÌNH LUẬN