4 điều bí mật đằng sau mức lương ngất ngưởng của người Nhật

0
957

Đằng sau những thành công mà người Nhật đạt được chính là sự làm việc chăm chỉ đến từ mỗi Nhật. Và để đạt được mức lương nghìn đô mỗi tháng, họ đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian và sức lực.
1. Làm việc không ngừng nghỉ

Ai nấy đều tập trung hoàn thành công việc của mình.

Không như ở Việt Nam, làm việc quá giờ hành chính là một việc rất đỗi bình thường ở Nhật. Không kể đến các ngành công nghiệp đặc thù thì nhân viên ở Nhật cũng đã làm hơn 14 tiếng mỗi ngày. Và cũng chẳng có gì là mới mẻ nếu như có nhân viên nào làm thêm hơn 100 giờ mỗi tháng.
Trong những thập niên 80-90, thời kỳ mà đang phát triển cực thịnh, việc làm thêm ngoài giờ hành chính của họ sẽ được chi trả. Nhưng hiện giờ trong thời kì kinh tế suy thoái, việc làm thêm ngoài giờ sẽ không giúp nhân viên kiếm thêm một tí tiền lương nào. Đúng theo quy định thì nhân viên sẽ được nghỉ vào lúc 5h chiều, nhưng nếu công việc của ngày hôm đó vẫn chưa được hoàn thành thì họ sẽ ở lại công ty mãi đến nửa đêm để làm cho xong.

Làm việc không ngừng nghỉ đến tận nửa đêm.

Ở lại trễ không chỉ để hoàn thành công việc của mình mà đây cũng là cách để các nhân viên giữ “hòa khí” với đồng nghiệp. Nhật Bản là một xã hội rất có tinh thần tập thể, mọi người đều gắn bó với nhau qua việc làm việc theo nhóm. Việc rời khỏi công ty trước những người khác đối với người Nhật là một sự hổ thẹn.
2. Khen thưởng và mức độ ổn định ở công việc
Ở Nhật Bản, nếu bạn làm việc chăm chỉ và đạt hiệu quả, bạn chắc chắn sẽ được khen thưởng. Bạn hoàn toàn có thể có được cấp bậc cao khi làm việc tại một công ty hơn 10 năm, và đó cũng chính là lý do mà nhân viên Nhật Bản thường làm việc cho một công ty cả đời chứ hiếm khi nhảy việc như ở các nước khác.

Tinh thần đoàn kết của nhân viên trong một công ty.

Ở mọi công ty Nhật, việc bị sa thải gần như là không có, ngay cả khi bạn làm việc kém hiệu quả hay ngủ trong giờ làm vì bạn vẫn luôn là một phần của công ty và công ty sẽ “chăm sóc” bạn. Tuy nhiên dù rất hiếm nhưng việc nhân viên bị sa thải cũng có thể xảy ra và nhiều người trong số họ sẽ tự tử. Ở Nhật Bản, việc bạn bị công ty sa thải cũng giống như bị chính cha mẹ từ mặt và điều này bị xem là một sự sỉ nhục. Nếu bạn đã dành cả cuộc đời để làm việc cho công ty đó thì bạn sẽ cảm thấy rất khó có thể chấp nhận khi phải sang làm cho một công ty khác. Có thể nói, trừ một số ít trường hợp bị sa thải thì mức độ ổn định trong công việc tại Nhật Bản cao hơn các nước phát triển khác.
Mức thưởng ở Nhật khá cao, nằm vào khoảng 30.000 USD/năm, nhưng vẫn sẽ thấp hơn so với Mỹ (45.000 USD/năm). Và phụ nữ sẽ có mức thưởng thấp hơn (khoảng 25.000 USD/năm). Một nhân viên bình thường tại Nhật trung bình nhận được 2 khoản tiền thưởng mỗi năm (một khoản vào tháng 1 và một khoản vào tháng 6). Với chi phí cuộc sống đắt đỏ tại Nhật thì việc nhận được tiền thưởng là điều vô cùng quan trọng để nhân viên có thể duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, với tình hình suy thoái kinh tế đang diễn ra ở Nhật, những khoản tiền thưởng này đang thu hẹp lại.
3. Người Nhật vẫn đi làm ngay cả khi bị ốm


Nhân viên dù bệnh vẫn đeo khẩu trang đi làm.

Có một điều chắc chắn rằng ngay cả khi bị ốm, người Nhật vẫn đi làm. Trên thực tế, người lao động Nhật thường không sử dụng ngày nghỉ phép hoặc nghỉ ốm của mình, thậm chí ngay cả khi thủ tướng Abe thỉnh cầu người lao động Nhật Bản sử dụng ngày nghỉ phép của mình. Gần đây, chính phủ Nhật Bản buộc thực thi đạo luật buộc người lao động phải nghỉ phép và nghỉ ốm để đảm bảo sức khỏe cho người dân nước này.

Nhiều nhân viên ngủ gục trên tàu điện ngầm trở về nhà.

4. Phân biệt đối xử với nhân viên người nước ngoài
Có một thực trạng là nhân viên nước ngoài thường bị người Nhật xem là nhân viên tạm thời. Điều đó đồng nghĩa với việc họ không được coi là nhân viên “thực sự” và hiếm có cơ hội thăng tiến.
Thường thì nhân viên nước ngoài được hưởng bảo hiểm y tế đầy đủ, không phải chịu đóng và nhận được tầm 3.000 USD/tháng. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất của họ trong công việc chính là cơ hội thăng tiến, là người nước ngoài thì sẽ rất khó để có thể đạt được vị trí quản lý trở lên nếu làm việc ở Nhật.
Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ về tương lai và sự nghiệp của mình trước khi làm việc tại một công ty Nhật nhé!
(Ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN