Danh sách này là kết quả của một bản khảo sát so sánh giá của 160 món hàng hóa và dịch vụ (bao gồm thực phẩm, đồ uống, quần áo, nhà cửa và chăm sóc sức khỏe) tại 133 quốc gia trên thế giới và đã cho thấy rằng Singapore “đắt” hơn Hồng Kông 5% và hơn New York (ở vị trí thứ 9) đến 20%.
Đa số các quốc gia châu Á chiếm các vị trí đầu bảng trong danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2016 vừa qua.
Trong danh sách các thành phố đắt đỏ nhất thế giới vừa được trang The Economist công bố vào ngày 21/3 vừa qua, Singapore vẫn chễm chệ ở vị trí đầu bảng năm thứ tư liên tiếp sau khi “hạ bệ” Tokyo vào năm 2013. Kế đó lần lượt là Hồng Kông, Zurich, Tokyo, Osaka, Seoul…
Top 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới 2016 (các thành phố có cùng số thứ tự có chi phi sinh hoạt ngang nhau)
Và đây là top 10 thành phố có chi phí sinh hoạt rẻ nhất thế giới.
Danh sách này là kết quả của một bản khảo sát so sánh giá của 160 món hàng hóa và dịch vụ (bao gồm thực phẩm, đồ uống, quần áo, nhà cửa và chăm sóc sức khỏe) tại 133 quốc gia trên thế giới và đã cho thấy rằng Singapore “đắt” hơn Hồng Kông 5% và hơn New York (ở vị trí thứ 9) đến 20%.
Singapore (Hạng 1)
Hồng Kông (Hạng 2)
Zurich (Hạng 3)
Tokyo (Hạng 4)
Osaka (Hạng 5)
Seoul (Hạng 6)
Có thể thấy trong số 6 thành phố đắt đỏ nhất thế giới hiện nay đã có 5 thành phố thuộc các nước châu Á, điều này tương phản hoàn toàn với một thập kỷ trước, khi mà các thành phố châu Âu chiếm đến 8 trong số 10 thành phố ở vị trí đầu bảng.
Bản đồ 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới (màu đỏ) và 10 thành phố rẻ nhất (màu xanh)
Cũng theo bảng thống kê, Hà Nội giành vị trí thứ 59 và có chi phí sinh hoạt ngang với thành phố Boston, Mỹ, và cao hơn cả Luxembourg và Dubai. Trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh đứng ở vị trí thứ 78, ngang với San Jose, Mỹ, Phnom Penh, Campuchia và đắt hơn Thành phố Mexico, Mỹ.
Hà Nội ở vị trí thứ 59 (trên) và Thành phố HCM ở vị trí thứ 78 (dưới).
Hà Nội (Hạng 59)
Dubai (Hạng 62)
Thành phố Hồ Chí Minh (Hạng 78)
(Ảnh: The Economist)