28 hình ảnh trở về ‘tuổi thơ dữ dội’ của 8x, 9x đời đầu

0
2620

Chắc hẳn các , sẽ không bao giờ quên được những món đồ chơi “quen thuộc” ấy, chỉ cần nghĩ đến là lại nhớ ra bao nhiêu ký ức ùa về, mà cái nào cũng “dữ dội”, cái nào cũng không thể quên.
Đôi khi kí ức về tuổi thơ “dữ dội” ùa về chỉ sau khi nhìn một bức ảnh.

thời nay từ nhỏ đã được tiếp xúc nhiều với đồ điện tử công nghệ cao như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính,… khác hẳn với thế hệ 8X, 9X đời đầu khi ngày ấy, chỉ cần sở hữu những món đồ chơi dân dã, mộc mạc như hòn bi ve, dây chun nịt để nhảy dây,… là đã sướng lắm rồi. Chắc hẳn các 8X, 9X sẽ không bao giờ quên được những món đồ chơi “quen thuộc” ấy, chỉ cần nghĩ đến là lại nhớ ra bao nhiêu ký ức ùa về, mà cái nào cũng “dữ dội”, cái nào cũng không thể quên.

“Ngày bé ăn bẩn lắm, toàn ăn hết quả bàng xong đập hạt ra ăn tiếp, vỏ thì hơi ngọt ăn vào đến hạt thì hơi chua, nhân hạt thì bùi. Đúng là thời xưa đói kém cái gì cũng bỏ vào mồm được. Trẻ con giờ sướng hết rồi nên chả biết cái gì. Mà hồi xưa cái bánh rơi xuống đất còn nhặt lên thả thẳng vào mồm chứ chả có thổi thiếc gì đâu, những năm khoảng 1997 – 2000” – bình luận của người dùng Q.A.

ùa về chỉ trong một bức ảnh. Có người dùng mạng đùa rằng hồi ấy mà có đủ các thứ này thì chắc cũng chả thua kém… con cháu đại gia bây giờ nhỉ?

‘Thuốc tẩy giun’ một thời , nhìn lúc đầu thấy sợ mà sau lại ăn thấy ngon. Đợt ăn thấy ngon quá nên định lén mẹ lấy ăn tiếp, biết thế nào đước là 4 – 6 tháng mới tẩy 1 lần. May mà không tìm thấy” – P.H.L bình luận

“Nhớ ngày xưa đi học sợ cô giáo phạt lắm, nhà thì nghèo k có tiền mua bộ xịn như các bạn, mẹ bảo thôi mua tạm bộ rởm dùng con ạ, bộ kia đắt lắm mẹ chẳng có tiền. Dĩ nhiên bộ ấy que thì cong, thiếu thanh các thứ. Lên lớp toàn mượn mỗi đứa một cái ráp lại, nhưng không thể lắp được mấy cái phức tạp như bọn nó hay khoe. Tủi thân, cơ mà chẳng sao vì mình chẳng ham kĩ thuật. Đến bây giờ chỉ biết là mẹ đã cố gắng dành mọi thứ tốt nhất cho mình! Yêu mẹ! Yêu nhà mình!” – J.N chia sẻ

Trò chơi khoanh số “nhanh mắt” hồi ấy.

Những tập vở “huyền thoại” ngày ấy.
Tự làm diều giấy chơi, trời trưa nắng hè mà vẫn còn đi thả diều

“7g tối lúc nào cũng ngó nghiêng mong chờ. Cái thời chả có mấy chương trình cả ngày đài truyền hình phát có mấy tiếng chứ không 24/7 như bây giờ” -L.H bình luận

“Ước mơ xây nhà bằng… lá chuối ngày thơ ấu. Hồi trước nhà có cây ổi còn kiếm tre về gác lên làm nhà sàn mới chất. Trưa nắng vẫn trốn ra ngủ ngoài cây chứ không thèm nằm giường trong nhà” – K.V. chia sẻ

“Ngày bé gia đình có cái đèn này, cứ mỗi chiều mấy đứa hàng xóm sang sân nhà đá bóng, phe nào thắng thì được trao cái đèn này thay cúp, cảm giác như được giơ cao chiếc cúp luôn ấy…Nhớ quá…” – P.H.V. chia sẻ

Ngoài chơi đồ hàng thì nhảy dây chun, kiểu nhảy tăng dần từ thấp lên cao thế này là trò “ruột” của lũ con gái thời ấy…

“Năm lớp 2 hay 3 gì đấy. Mỗi lần mẹ đi chợ về đều mua cho bánh kẹp kem này. Sau mới biết là mẹ về tới đầu hẻm rồi nhưng vẫn đứng đợi ông bán kem đi ngang qua để mua rồi mới vào nhà…. cũng gần 20 năm rồi. Giờ đi làm thèm thì chạy ra cửa hàng khác. Hôm bữa, nghỉ làm trông quán cho mẹ đi chợ. Lúc mẹ về vẫn mua cho y như thế, vẫn 3 màu mình thích nhưng mình lại để tủ lạnh. Giờ nhìn ảnh đăng thấy mình quá vô ý, lát về có cứng như đá cũng nhai cho bằng hết” – S.T. chia sẻ

Kẹo ca su quả dưa.

Phim “Tây du ký” quá quen thuộc với tuổi thơ, thậm chí giờ vẫn còn chiếu đi chiếu lại qua năm tháng.

Súng ống thụt cho các bạn nam.

Đóng dấu “kitty”

Bắn bi “xuyên biềng”, ai còn nhớ không?

Que mốt que hai này có từ thời bố mẹ mình luôn.

Tắm mưa là đứa trẻ nào cũng phải thử ít nhất một lần, về ốm sụt sịt nhưng vẫn thích.

“Trốn tìm” là không thể thiếu được trong danh sách trò chơi tuổi thơ rồi.

Búp bê giấy – trò yêu thích của các bé gái.

Quẹt nhọ nồi – hình phạt đáng yêu nhất của tuổi thơ.

Trò “mèo đuổi chuột”, ai chạy nhanh thì thắng rồi.

Xem ai nhảy cao hơn với trò “nhảy cừu” luân phiên.

Rồng rắn lên mây, nghe quen thuộc chưa.

Ô ăn quan một thời với những bạn trẻ thích tư duy.

Những chiếc bẹ chuối sau khi được cắt tỉa trở thành một loại ‘vũ khí’ vô cùng lợi hại.

Trò chơi mà nhiều đứa trẻ phải sang nhà bạn chơi ké vì nhà không có đầu điện tử.

Việt Thùy (TH)

BÌNH LUẬN