15 tuyến đường bộ nguy hiểm nhất trên thế giới

0
1943

Đi bộ bên vách đá hay leo lên đỉnh là những hành trình đầy rủi ro, nhưng vẫn có sức hút lạ kì đối với du khách ưa mạo hiểm.

Half Dome, Mist Trail, California: Theo thống kê từ một trang web về đi bộ đường dài, hơn 60 người đã tử vong ở Half Dome. Trong 10 năm gần đây, ít nhất 5 người đã mất mạng dù nơi này có dây cáp hỗ trợ. Các tai nạn thường xảy ra lúc trời mưa, khi đá ướt và trơn trượt. Ảnh: Shutterstock/ Onnes.

Núi Hoa Sơn, : Con đường trên vách núi này được ghép từ các ván gỗ nhỏ và dây xích gắn vào vách đá cách mặt đất hàng chục mét. Đây được coi là đường đi bộ nguy hiểm nhất thế giới. Theo số liệu thống kê không chính thức, mỗi năm có hàng trăm người chết ở đây. Ảnh: Shutterstock/ danielcastromaia.

Striding Edge, Anh: Striding Edge là một trong những đường đi bộ đáng sợ nhất nước Anh. Phần nguy hiểm nhất là khu vực Swirral Edge, nơi đặc biệt trơn trượt, nhất là trong mùa đông khi tuyết rơi. Gần đây, một cặp vợ chồng đã may mắn thoát chết sau khi ngã xuống từ độ cao hơn 100 m. Ảnh: Learnabouttravelmaps.

El Caminito del Rey, Tây Ban Nha: El Caminito del Rey có một con đường hẹp treo trên vách đá ở độ cao hơn 30 m so với mặt đất. Con đường được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Một số khu vực đã bắt đầu hư hỏng, khiến con đường càng nguy hiểm hơn. Việc đi bộ ở đây đã bị cấm sau khi 4 nhà thám hiểm gặp tai nạn và tử vong vào năm 2000. Hiện nay, con đường này đã được sửa chữa, gia cố và mở cửa trở lại. Con đường đã an toàn hơn trước đây nhưng công viên cũng giới hạn số lượng du khách tối đa khoảng 600 người mỗi ngày. Ảnh: iStock/Jlazouphoto .

Maze, Vườn quốc gia Canyonlands, Utah: D ù chưa có trường hợp tử vong nào được ghi nhận tại đây, Maze vẫn là một trong những đường đi bộ nguy hiểm nhất trên thế giới. Maze xa xôi và không có lối đi rõ ràng, nên khách du lịch tới đây phải chuẩn bị đầy đủ thiết bị cũng như thực phẩm để tự cứu hộ. Thông thường, để ra khỏi Maze, du khách phải mất từ 3 ngày đến một tuần. Ảnh: Shutterstock/Don Mammser.

Kjeragbolten, núi Kjerag, Na Uy: Đường lên núi Kjerag không quá khó khăn, nhưng leo lên Kjeragbolten, một tảng đá kẹp giữa hai vách núi ở độ cao gần 300 m lại là trải nghiệm nguy hiểm. Ảnh: Shutterstock / Patnaree Asavacharanitich.

Via Ferrata, Italy và Áo: Via Ferrata hay còn gọi là “đường bằng sắt” theo tiếng Italy, được quân đội xây dựng trong Thế chiến I. Không có số liệu thống kê chính xác về số lượng người gặp nạn, nhưng con đường này đã lấy đi sinh mạng của không ít người. Năm 2009, một người phụ nữ đã ngã xuống từ độ cao gần 200 m và tử vong. Ảnh: Flickr /Christopher Czermak.

Drakensberg Traverse, Nam Phi: Theo đồn đại, nhiều người đã chết trên tuyến đường dài hơn 60 km này. Đầu tiên, những người leo núi đi qua 2 cầu thang không vững chắc đến một sườn núi hẹp. Sau đó, họ tiếp tục hành trình qua những con đường chăn thả gia súc và các tảng đá tạo thành lối mòn. Ảnh: Flickr/Rick McCharles.

Angel’s Landing, Utah: Angel’s Landing khá bằng bằng phẳng và dễ đi. Tuy nhiên, con đường vẫn nguy hiểm vì lối đi càng lên cao càng hẹp. Lên gần đỉnh, đường đi chỉ đủ rộng cho một người và hai bên là sườn dốc ở độ cao hơn 300 m so với mặt đất. Ảnh: Shutterstock/ Bram Reusen.

Đường mòn Huayna Picchu, Peru: Đường mòn Huayna Picchu được biết đến với tên gọi “Cầu thang tử thần”. Những bậc thang ở đây không có tay vịn. Khi trời mưa, những vách đá trở nên trơn trượt. Tuy nhiên, chưa có người chết vì rơi xuống từ bậc thang, dù đã có hai người tử vong trên đường mòn. Ảnh: Tripadvisor.

Bright Angel Trail, Grand Canyon, Arizona: Arizona được biết đến với là vùng đất nóng nực vào mùa hè. Chính vì vậy, chuyến đi bộ đường dài Bright Angel Trail trong những tháng nóng nhất trở nên nguy hiểm. Nhiều người đi bộ bị đột quỵ vì nóng, thậm chí còn có người chết vì mất nước. Các ở vườn quốc gia cho biết 90% sự cố xảy ra trên một đoạn đường mòn, một phần của khu South Rim, nơi con đường Bright Angel đi từ Garden Creek đến Pipe Creek. Ảnh: Shutterstock/ Radoslaw Lecyk.

Núi Washington, New Hampshire, Mỹ: Tốc độ gió cao nhất được ghi lại trên núi Washington là trên 400 km/h và nhiệt độ càng ở trên cao càng lạnh. Khoảng 139 người tử vong và phần lớn họ chết vì hạ thân nhiệt. Ảnh: Shutterstock/ Cory Knowlton.

Núi lửa Pacaya, Guatemala: Pacaya là một ngọn núi lửa đang hoạt động, có nghĩa là dung nham có thể phun trào bất cứ lúc nào. Năm 2010, núi lửa phun trào đã khiến 3 người tử vong. Nhiệt độ trên mặt đất có thể làm chảy đế giày của bạn. Ảnh: Flickr/Ray Metzen.

Devil’s Path, New York, Mỹ: Devil’s Path dài hơn 40 km, đi qua 6 đỉnh núi lớn và những thung lũng sâu. Theo các nhà quản lý, mỗi năm ít nhất một người thiệt mạng ở đây. Ảnh: Flickr/Miguel Vieira.

Đường mòn Kalalau, Hawaii, Mỹ: Nằm bên bờ vực cao hơn 90 m, kèm theo mưa lớn, bùn và đá lở thường xuyên diễn ra, con đường này nổi tiếng đáng sợ. Trong vài năm gần đây, một người đi bộ đã bị rơi xuống suối Hanakoa, một người khác đã chết trên đường mòn, và 121 người leo núi mắc kẹt cần giải cứu. Ảnh: Shutterstock / Fominayaphoto.

BÌNH LUẬN