14 điều khác biệt thú vị “chuẩn không cần chỉnh” giữa con trai và đàn ông

0
1302

Lớn rồi thì chuẩn men như vậy thôi, không cần phải đua đòi chạy theo xu hướng vì anh còn bận trăm công nghìn việc khác nữa.

hay cũng vốn dĩ là cùng một người nhưng lại khác nhau hoàn toàn sau khi trải qua nhiều thăng trầm biến động trong cuộc sống.

Chúng ta thường hay có những hoài niệm thú vị về những chuyện khi xưa ta bé để so sánh bản thân mình ở hiện tại đã khác với quá khứ ra sao, để biết được à hoá ra khi trưởng thành mình lại khác xưa như thế. 14 điểm khác biệt thú vị dưới đây chính là những minh chứng phổ biến nhất cho sự khác biệt của một người đàn ông trước và sau khi trưởng thành.

Nào cùng điểm danh nhé!

1. Thời trang

Con trai sẽ chạy theo xu hướng, thích ướm lên người những độ bồ độc nhất vô nhị, bước ra đường phải thật hầm hố và swag. Đàn ông trưởng thành thì chỉ chọn những thứ cơ bản chuẩn, tôn lên sự trưởng thành, lịch lãm mà thôi.

Lớn rồi thì chuẩn men như vậy thôi, không cần phải đua đòi chạy theo xu hướng vì anh còn bận trăm công nghìn việc khác nữa.

2. Khẳng định bản thân

Con trai dùng quần áo hàng hiệu, xe xịn, điện thoại đời mới và người yêu đẹp để thể hiện bản thân. Tóm lại, họ quan tâm nhiều đến cái gọi là “vẻ bên ngoài” và những lời khen phù phiếm nhiều hơn là những thứ bên trong. Có thể họ chấp nhận ăn mì gói cả tháng để mua cho cô gái họ đang tán tỉnh một chiếc điện thoại và nhận được lời khen là: “Anh ga lăng quá”.

Khi trưởng thành, trở thành một người đàn ông, họ sẽ quan tâm đến gia đình hơn là quan tâm đến bản thân họ. Với họ, thành công là có một ngôi nhà cho vợ con, có một khoản tiền trong ngân hàng phòng cho tương lai, có thể cho con cái học những trường tốt nhất, có thể chở vợ con đi chơi bằng ô-tô, có thể tự hào nói với mọi người rằng: “Tôi là trụ cột về kinh tế trong gia đình”.

Con trai khẳng định bản thân bằng vật chất. Đàn ông khẳng định bản thân bằng hình ảnh .

3. Cuối tuần làm gì

Con trai chọn tụ tập bạn bè, đi chơi với người yêu làm thú vui. Ai nhiều tiền thì bar, pub. Ai ít tiền thì quán nhậu vỉa hè. Tóm lại, con trai thích tụ tập bè bạn, vui chơi vào cuối tuần. Họ có thể chơi từ khuya đến sáng vì cả tuần học hành, làm việc chỉ có ngày cuối tuần thì tội gì mà không “bung xõa”.

Cuối tuần của đàn ông, họ luôn chọn gia đình: một chuyến dã ngoại, hay về thăm gia đình nội, ngoại. Hoặc họ sẽ phụ vợ nấu một bữa ăn cuối tuần, chơi với con. Nếu có tụ tập bạn bè, họ thường chọn một quán cà phê yên tĩnh, nhấm nháp một tách cà phê, bàn chuyện đời, chuyện công việc.

Con trai cuối tuần đi chơi với gấu. Đàn ông cuối tuần ở nhà với vợ.

4. Giấc mơ

“Đặt chân lên tất cả mọi miền là ước mơ ta ước hoài” – (Ngày lang thang – Đen). Ước mơ của tuổi trẻ là đi, là tự do, là theo đuổi đam mê và ước mơ. Có thể ước mơ đó xa vời, có thể gian khổ, khó khăn, nhưng mọi chàng trai đều yêu thích. Họ sẵn sàng “nằm gai nếm mật”, bất chấp thị phi để theo đuổi nó.

Vì tuổi trẻ là những chuyến đi. Nên giấc mơ của anh đơn giản chỉ là những chuyến du lịch dài, được phiêu bạt khắp mọi nẻo đường đất nước.

Nhưng khi trưởng thành, một người đàn ông sẽ chấp nhận dẹp những đam mê cá nhân sang một bên để theo đuổi một mục tiêu cao cả hơn. Làm sao để trở thành trụ cột cho gia đình và làm cho gia đình được sung túc? Đối với họ giờ đây, ước mơ của bản thân không thể lớn bằng ước mơ của con cái, đam mê của họ giờ đây không thể bằng gia đình thân yêu. Nếu họ muốn đi, họ sẽ đưa cả gia đình đi theo. Vì giờ đây, gia đình mới là giấc mơ của họ.

5. Con trai tự tin – Đàn ông tự trọng

Con trai luôn tự tin có phần hơi thái quá vào năng lực của bản thân. Họ thường phản ứng khá tiêu cực khi có ai góp ý hay khuyên bảo họ. Lúc đó, họ có cảm giác “tự ái” khi người khác “lên lớp” và xem thường năng lực của họ.

Khi va vấp và trải đời hơn, họ rắn rỏi, bình tĩnh hơn rất nhiều. Giờ đây người khác có thể góp ý, thậm chí họ sẵn sàng học hỏi nếu người kia hay hơn mình. Nhưng họ lại đề cao sự tự trọng. Giúp đỡ họ chứ đừng bố thí.

6. Cách chọn phụ nữ

Lúc còn trẻ các chàng thanh niên trai tráng thường thích mấy em hot girl mặt xinh lung linh, ngực căng bồng, chân thẳng tắp, da trắng ngời để loè thiên hạ “tao có bồ đẹp”.

Còn đàn ông trưởng thành thường thích phụ nữ mặn mà, đoan trang, đôn hậu, tâm hồn sâu sắc, hiểu lí lẽ và biết lo cho người khác.

Thuở còn thơ anh thích hot girl, nay hết “ất ơ” anh thích mặn mà.

7. Khi đồng bọn gặp nhau

Khi tụ họp hội huynh đệ, các chàng trai sẽ bàn về giải Ngoại Hạng Anh vào cuối tuần, những chỗ nhậu mới, hay khoe mới “tán” được em hot girl lớp bên cạnh.

Khi đàn ông ngồi cà phê hay uống bia, họ bàn chuyện gia đình, công việc, những kế hoạch hay những dự án họ đang theo đuổi.
8. Chuyện chiến tích

Đôi với con trai, số bạn gái cũ là “chiến tích” mà bất kỳ thằng con trai nào cũng mang ra khoe khi ngồi trên bàn nhậu với hội bạn thân. Thậm chí, một số chàng trai con xem đó là thước đo của tài năng, nhan sắc của mình với lý lẽ: “Tao đẹp, tao tài thì gái mới theo”.

Đàn ông luôn chọn cách im lặng hoặc “giả điên” khi có ai nhắc đến ba chữ: Người yêu cũ. Với họ ba chữ đó là ba chữ cấm kị, đừng bao giờ đề cập nếu muốn gia đình êm ấm, hạnh phúc.

9. Khi cãi nhau với người ấy

Khi người “ấy” giận, con trai sẽ tìm đủ mọi cách từ năn nỉ, xin lỗi, nhắn tin liên tục, gọi điện giải thích. Nếu nàng block chàng hay không thèm nghe máy, chàng sẽ cảm thấy cả thế giới sụp đổ, vạn vật quay cuồng.

Khi trưởng thành, đàn ông chọn cách giải thích nhẹ nhàng, đủ những gì cần nói. Nếu cô ấy vẫn chưa hết giận, họ sẽ ra về hoặc im lặng để chờ cơn giận của cô ấy lắng xuống. Vì họ biết rằng, lớn rồi thì không ai lại đi giận dai như con nít.

Đàn ông khi trưởng thành sẽ luôn lặng im trước mọi chỉ trích từ người phụ nữ của mình mà không bao giờ cãi cọ lại. Rồi lặng lẽ chờ cô ấy nói xong, lại ôm chặt cô ấy vào lòng và bảo “đừng giận anh nữa nhé!”

10. Mục đích kiếm tiền

Con trai làm việc để phục vụ cho bản thân, để mua những thứ họ thích và thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ. Tất nhiên, vẫn có những anh chàng lo nghĩ cho tương lai, nhưng số đó thì khá là ít. Vi tuổi trẻ vui được có mấy đâu.

Đàn ông làm ra 10 đồng, họ dành cho con 5 đồng, cho vợ 3 đồng, để dành 1 đồng và tiêu 1 đồng cho bản thân.

Con trai kiếm tiền để mua đồ xịn. Đàn ông kiếm tiền để chăm lo gia đình và giúp đỡ xã hội.

11. Con trai yêu bản thân – Đàn ông yêu gia đình.

Ai mà không yêu bản thân, con trai cũng vậy thôi. Khi chưa trưởng thành, họ luôn có xu hướng tự bảo vệ mình. Nếu ai tổn thương, hay động đến họ, họ thường phản kháng lại.

Đàn ông cũng phản kháng lại, nhưng đó là khi có ai động đến gia đình họ. Giờ đây, gia đình còn quan trọng hơn cả bản thân họ. Họ có thể bất chấp mọi thứ đến với mình, chỉ cần gia đình được yên ấm là đủ.

12. Chuyện mua quà

Con trai luôn mất vài ngày cho đến vài tuần để tìm một món quà mà người yêu hay cô bé mình đang theo đuổi thích lại phù hợp với túi tiền. Đó là lúc họ lạc vào một “mê trận” câu hỏi: Người “ấy” thích hoa hồng màu gì? Thích socola vị gì? Thích gấu to hay nhỏ? Và các chàng trai cũng sẽ tốn công lại tốn của để thu thập thông tin từ “hội bạn” của cô nàng để tìm được món quà ưng ý.

Khi trưởng thành, công việc tặng quà nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Thay vì vò đầu bứt tai tìm món quà đúng ý nàng, thì cánh đàn ông lại chọn cách vào thẳng vấn đề: “Đi shopping nhé! Em thích mua gì cũng được”. Đó là câu nói làm mọi cô gái, mọi bà vợ ấm lòng vào . Hay đơn giản hơn nữa, một hộp quà và trong đó là một xấp 500k thì chẳng ai nỡ từ chối món quà “ý nghĩa” thế đâu.


13. Điều họ lo sợ

Khi còn trẻ, con trai lo sợ bạn bè có người yêu sẽ không ai chơi với mình nữa. Họ lo lắng nếu họ không có người yêu thì họ sẽ cô độc và buồn bã. Ngoài ra, con trai còn lo nhiều thứ lắm, như: Không có tiền, không có xe, không có việc làm.

Người đàn ông chỉ lo sợ hai thứ: Một là gia đình không hạnh phúc, hai là họ không có được một người bạn thân khi họ có đủ mọi thứ như xe cộ, nhà cửa, tiền bạc

14. Người họ sợ

Khi còn sống với gia đình. Con trai sợ nhất là mẹ, hay còn được gọi là “người phụ nữ quyền lực” (đến bố còn phải sợ nói chi là con).

Khi lập gia đình, chỉ là một sự đổi từ vị trí sợ mẹ sang sợ vợ. Tức là con trai đang thay vào vị trí của bố (giờ được gọi là đàn ông).

(Ảnh: Internet)
Theo Yan

BÌNH LUẬN