Dù đã mau chóng được tu sửa lại nhưng kể từ đó trở về sau, người đời chưa từng biết được cảnh tượng Thiếu Lâm Tự trước năm 1928.
Thiếu Lâm Tự là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới. Lịch sử của ngôi chùa cũng gắn liền với sự hưng vong của lịch sử Trung Quốc. Trong quá khứ, có vài lần ngôi chùa này từng bị đốt phá. Trải qua các cuộc trùng tu những nét kiến trúc ban đầu đã không còn được giữ lại.
Những bức ảnh dưới đây được chụp vào năm 1920 bởi một người Nhật Bản. Đó là những bức ảnh vô cùng quý giá bởi năm 1928, Thiếu Lâm Tự đã bị phóng hỏa đốt trụi trong một cuộc binh biến. Dù đã mau chóng được tu sửa lại nhưng kể từ đó trở về sau, người đời chưa từng biết được cảnh tượng Thiếu Lâm Tự trước năm 1928.
Hãy cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh xưa cũ ấy qua loạt ảnh dưới đây:
Cửa chùa Thiếu Lâm.
Vua Khang Hy ngự bút đề biển “Thiếu Lâm Tự”. Hiện tại, khối đá ghi “Thiếu Lâm Tự” ở chùa đã không phải là của nhà vua nữa mà do người đời sau đề vào.
Lối vào cửa chính điện Đại Hùng.
Tượng Đạt Ma Sư Tổ trong Thiếu Lâm Tự, thần thái rất thật.
Điện chính thờ Địa Tàng Bồ Tát.
Kho sách trong Thiếu Lâm Tự. Tàng kinh các trong chùa Thiếu Lâm là một nơi cất giữ nhiều tư liệu quý cũng như những bí kíp võ thuật độc đáo.
Các nhà sư trước đại điện Thiếu Lâm Tự.
Trong điện Lục Tổ, ở giữa là Quan Âm Bồ Tát, bên trái là Đạt Ma Sư Tổ, bên phải là Tuệ Khả Thiền Sư.
Phía trước hang Thiếu Lâm Tự.
Một cảnh trong Thiếu Lâm Tự.
Vua Đường Thái Tông ngự tứ bia, phần trên đã không còn rõ văn tự.
Tượng Hòa Thượng Tế Công diệt trừ yêu ma.
Gác chuông Thiếu Lâm Tự. Tục ngữ nói ‘đương thiên hòa thượng chàng thiên chung’, trong chùa miếu không thể thiếu gác chuông.
Trong thời quân phiệt hỗn chiến, Thiếu Lâm Tự đã thành lập nên một đội quân để tự vệ đồng thời bảo vệ dân chúng quanh vùng.
Trong quá khứ, các vị hoàng đế nhà Thanh rất quan tâm tới Thiếu Lâm Tự, thường tới vãn cảnh chùa hay đề biển tặng. Năm Càn Long thứ 15 (năm 1750), nhà vua đích thân tới Thiếu Lâm Tự, nghỉ đêm tại phòng của trụ trì, cũng tự tay đề thơ lập bia. Theo bức họa điện Bạch Y thời nhà Thanh, văn hiến cũng đã ghi lại, công phu Thiếu Lâm thời nhà Thanh trước nay vẫn duy trì ở trình độ rất cao.
Vì sao Thiếu Lâm Tự bị đốt trụi?
Dân quốc năm đầu (1912), chùa Thiếu Lâm tọa lạc ở tỉnh Hà Nam, tăng sư trong chùa có hơn hai trăm người, ruộng đất hơn 1.370 mẫu, lay lắt sống qua ngày. Sau khi Hoàng Đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi thoái vị, ngày 1/1/1912 Tôn Dật Tiên chính thức thành lập Trung Hoa Dân Quốc và làm Tổng Thống lâm thời tại Nam Kinh. Trong lúc đó Viên Thế Khải nắm giữ lực lượng quân đội mạnh nhất lúc bấy giờ là Bắc Dương Quân đóng ở Bắc Kinh.
Để tránh nội chiến xảy ra, Tôn Dật Tiên đã quyết định thống nhất đất nước và trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Vào ngày 10/3/1912 Viên Thế Khải nhận chức vị Tống Thống lâm thời thứ 2 của Trung Hoa Dân Quốc. Viên Thế Khải muốn trở thành một lãnh đạo độc tài nên sửa đổi Hiến Pháp, kéo bè cánh, khiến nhiều người nổi lên chống lại ông ta. Tháng 7/1913 bảy tỉnh phía nam nổi lên chống lại Viên Thế Khải.
Khi nội chiến nổ ra, Hằng Lâm hòa thượng võ công cao cường là người được giao nhiệm vụ bảo vệ Thiếu Lâm Tự. Hằng Lâm hòa thượng phải mua súng ống, huấn luyện tăng binh, chuẩn bị trước cho bất trắc có thể xảy đến.
Mùa thu năm Dân quốc thứ chín (năm 1920), hạn hán mất mùa, thổ phỉ nổi dậy như ong. Hằng Lâm hòa thượng dẫn theo quân đội giao đấu với thổ phỉ hơn mười trận đều thắng, cũng từ đó mà danh tiếng Hằng Lâm hòa thượng lan xa khắp nơi. Thổ phỉ không dám xâm phạm biên giới, mười mấy thôn trang quanh Thiếu Lâm Tự có thể an cư lạc nghiệp. Quan phủ tỉnh Hà Nam đã trao cho Hằng Lâm hòa thượng phần thưởng và nhiều khen ngợi, cũng trao tặng Thiếu Lâm Tự tấm biển đề “Uy linh phổ bị” (Oai linh rộng khắp), để cảm tạ thần linh phù hộ.
Năm 1916 Viên Thế Khải chết, đội Bắc Dương Quân của ông ta chia thành nhiều phe phái khác nhau. Năm Dân quốc thứ 11 (năm 1922) xảy ra cuộc chiến giữa 2 phe thuộc Bắc Dương Quân trước đây. Tháng 3 năm 1928, tướng Phan Chung Tú thừa lúc quân phía sau của Phùng Ngọc Tường sơ hở đã chiếm đoạt và giành được Huyện Chùa, nhưng không lâu sau bị quân Quốc Dân Đảng do Thạch Hữu Tam chỉ huy đoạt lại. Phan Chung Tú rút quân về phía nam, thiết lập quân trong Thiếu Lâm Tự.
Thạch Hữu Tam truy kích theo hướng nam đến cửa ải, Thiếu Lâm Tự tăng cường hàng phòng thủ nhưng cuối cùng không địch mà bại. Hơn 200 tăng sư trong chùa cũng bị giết hết.
Ngày 15 tháng 3, Thạch Hữu Tam truy đến Thiếu Lâm Tự, phóng hỏa đốt Pháp đường. Ngày hôm sau, đoàn trưởng quốc dân quân (của Phùng Ngọc Tường) là Tô Minh Khải lệnh cho quân sĩ trong chùa bao vây, dùng dầu hỏa trải khắp Thiên vương điện, Đại Hùng điện, Lục Tổ điện, Diêm Vương điện, Long Vương điện, Chung Cổ lâu, bếp Hương Tích, nhà kho, các đồ vật thiền đường, các phòng ngự tọa, châm một bó đuốc, trút hết căm phẫn. Ngàn năm kiến trúc lịch sử Thiếu Lâm Tự đã bị hủy hết, số lượng lớn tài liệu quý giá như Kinh Phật, sách quyền thuật toàn bộ đã bị hủy diệt.
Theo NTDTV
Nam Quân biên dịch