Ý nghĩa những công việc vặt mà nhân viên mới phải làm

0
858

thường ấm ức vì được giao đi pha trà, photo…: Không ai bắt nạt bạn cả, chỉ là muốn bạn hơn thôi!

đầu tiên của tôi khi bước vào đời, là làm tại một tổ chức phi chính phủ của Mỹ, lĩnh vực hoạt động là an toàn giao thông.

Đó chính là môi trường lớn để tôi hấp thụ rất rất nhiều kinh nghiệm, bài học, tư duy và cảm hứng cho suốt những công việc sau này. Trong đó, có hai câu chuyện mình nhớ nhất.

Ngày đầu tiên đi làm, vị trí của tôi là thiết kế/trợ lý dự án. Nhưng việc đầu tiên tôi được chị giám đốc yêu cầu làm, là… bổ cho chị một đĩa cam, và mang vào phòng cho chị ấy sau bữa ăn trưa.

Bổ cam???

Tôi rất vui vẻ lấy mấy quả cam rồi say sưa gọt, gọt gọn gàng vào một chiếc đĩa, tôi chọn chiếc đĩa đẹp nhất, hợp nhất trên giá, rồi ngó trước vào phòng xem ngoài chị ấy ra có ai ăn cùng không, rồi lấy hai chiếc dĩa mang cùng theo vào phòng cho chị.

Mãi sau này, tôi mới biết, đĩa cam đó thực sự đã làm chị ấy ấn tượng rất lớn về tôi.

Có ai còn nhớ, câu chuyện rất nhiều bạn trẻ từng kể về khó chịu khi đang ôm một khối nhiệt huyết hừng hực đi làm thì được giao cho những nhiệm vụ rất nhỏ như pha trà, photo, soạn tài liệu, lau dọn hay những việc rất không liên quan?

Có ai còn nhớ, mọi người thường sẽ rất khó chịu khi bị giao cho những thứ phải làm mà họ cho rằng chẳng liên quan gì đến “chuyên môn” mà mình được đào tạo?

Ồ! Các bạn trẻ thân mến, hoá ra cuộc đời chẳng bao giờ vẽ cho bạn một đường thẳng cả.


Để tôi kể nốt câu chuyện quả cam của mình.

Thì ra, lần đầu tiên chị ấy thấy một người gọt và bổ cam theo cách “chẳng cần giống ai” như tôi. Vì tôi bỏ toàn bộ phần vỏ, xơ, ruột, toàn bộ hạt và chỉ để lại những miếng cam mọng nước, gọn gàng sạch sẽ không dây một chút nước cam nào dính lên đĩa, kèm theo hai chiếc dĩa để chị ăn và có thể ai đó bất kì có thể muốn ăn cùng.

Chị ấy đã hết lời khen tôi và cho rằng tôi có nhiều tố chất “đặc biệt”. Trong khi trước đó, hầu hết mọi người ở văn phòng đó đều nói chị cực kì khó tính và rất ít khi khen ai.

Tôi không hề nghĩ rằng chuyện mình bổ một đĩa cam có gì to tát. Khi ấy tôi còn rất trẻ, chưa từng đi làm ở bất cứ đâu. Tôi chẳng có tý kinh nghiệm gì sất. Những thứ tôi làm, đơn giản là những kỹ năng tôi được học từ mẹ mình, là sự quan sát và “toàn tâm” của chính mình.

Vì tôi thấy chị đánh son đỏ, nếu bổ múi dính vỏ, khi ăn sẽ bị lem son, dính tay không đẹp mắt. Nếu để hạt cam, khi ăn phải nhằn, bàn chị nhiều giấy tờ, sẽ dễ bị rơi, bẩn. Tôi chỉ đơn giản là muốn chị ăn dễ nhất, ngon miệng nhất, không nghĩ gì đến việc phải “tạo ấn tượng” với ai. Vậy mà tôi đã gây được ấn tượng tốt đẹp một cách thật bất ngờ như vậy.

Và đó quả là bài học lớn với những kĩ năng may mắn tôi có được mà chưa một trường đại học nào dạy tôi trong ngày đầu đi làm.

Mãi sau này tôi mới biết, mọi việc người khác giao cho mình làm, đều cần làm thật tốt, không phải chỉ làm tốt những thứ “thuộc chuyên môn”. Mọi việc người khác muốn mình làm, thực chất chính là từng bước giúp mình tài giỏi hơn, rộng lớn hơn về tư duy và quan sát.

Và đó chính là “những viên sỏi nhỏ”.


Còn đây là câu chuyện thứ hai.

Một thời gian sau, ngoài công việc hàng ngày khá thú vị, tôi còn hay tranh thủ buổi trưa đi lang thanh chụp ảnh Hà Nội. Tôi rất thích chụp ảnh.

Một chị sếp khác cùng văn phòng khi ấy thấy tôi có quá nhiều sở thích thì bảo rằng: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Em là hoạ sĩ thì tập trung mà làm thiết kế đi, hết thích chụp ảnh lại đến thích hoa hoét rồi thời trang rồi nấu nướng. Rốt cuộc, em muốn giỏi cái gì?”

Khi ấy, tôi ngượng chín người. Tôi rất muốn nói: “Em muốn giỏi tất cả những thứ em thích” nhưng e là vô phép quá. Vả lại khi ấy, tôi chưa giỏi gì. Nhưng trong lòng, tôi thực sự muốn giỏi tất cả. Chín chín nghề đều giỏi, nếu cần!

Ba tôi, một giảng viên đại học, người thầy lớn của tôi, cũng từng nói: “Ba thấy con thích nhiều thứ quá, làm nhiều thứ không liên quan quá. Nếu mỗi việc con làm là một viên sỏi, thì con nên nghĩ cách gom nó lại, đừng vứt lung tung phung phí. Về sau này, con có xây được lâu đài không cũng chỉ là từ từng viên sỏi mà con đã góp.”

Và vì hai câu nói, hai quan điểm trên, tôi quyết làm tất cả những thứ mình yêu thích, đam mê – nhưng không nửa vời. Tôi quyết rằng mỗi thứ mình thích, mỗi thứ mình giỏi, đều sẽ là từng viên sỏi.

Và đến giờ, những viên sỏi bé tý ấy đã xây được thành quách con người vững vàng của chính tôi rồi.

Sau này, tôi mới biết rằng hoá ra ngày đầu tiên đi làm ấy, vô tình mình đã bộc lộ được tư duy dịch vụ, trí tuệ cảm xúc và khả năng trước như những gì bà Manuela Spiga, Giám đốc khu vực mảng hướng nghiệp và quan hệ Trường Đại học RMIT Việt Nam, cũng khuyến cáo 10 kỹ năng bạn trẻ cần có trong thời đại 4.0 để có thể ghi điểm trước các nhà tuyển dụng là: Giải quyết vấn đề, tư duy phản biện tốt, khả năng sáng tạo, quản trị nhân sự, phối hợp làm việc nhóm, có trí tuệ cảm xúc, đánh giá và quyết định, tư duy dịch vụ, kỹ năng đàm phán và tư duy linh hoạt.

Đó cũng là những gì tôi rất muốn chia sẻ với các bạn trẻ, những người hằng ngày vẫn hỏi tôi trên Facebook rằng: “Cô/chị ơi, con/em muốn được như cô (food blogger/được sống và kiếm tiền từ đam mê), thì con phải bắt đầu từ đâu?”

BÌNH LUẬN