Ý nghĩa đằng sau những bức trành kỳ lạ nhất lịch sử sẽ khiến bạn nổi da gà

0
718

Chuyện ma quái luôn để lại nhiều bí ẩn và gây tò mò với con người mà cho tới bây giờ vẫn chưa có thể lí giải đáp hết những điều huyền bí này. Chưa dừng lại ở đó, những thứ vô tri vô giác như một bức tranh cũng chứa đựng trong mình những câu chuyện u tối tới mức khiến nhiều người phải run sợ và ám ảnh khi xem. Dưới đây là những bức tranh được xem là bị ma ám và đáng nguyền rủa nhất lịch sử.

Cậu bé và con búp bê (The Hand Resist Him – Bill Stoneham)

Câu chuyện về bức tranh lịch sử này bắt đầu vào năm 1972, khi họa sĩ Bill Stoneham đang sống tại California cùng với người vợ đầu tiên của ông là bà Rhoann. Trong khoảng thời gian đó Stoneham đã kí hợp đồng để sản xuất hai tác phẩm nghệ thuật mỗi tháng cho chủ sở hữu bộ sưu tập Charles Feingarten. Khi thời hạn đến, ông quyết định thực hiện một tác phẩm mà đối với ông nó mang ý nghĩa không chỉ đơn thuần là một bức họa.


Bức vẽ với cái tên “The Hand Resist Him” này được lấy cảm hứng khi ông lên 5 tuổi và từ một bài thơ mà người vợ đã viết cho ông. Nói về quãng thời gian ông được nhận nuôi và việc ông chẳng thể biết được mặt mũi cha mẹ ruột của mình. Kết quả là bức tranh ra đời với hình ảnh miêu tả một cậu bé và một con búp bê ghê rợn đang đứng trước một cánh cửa ốp kính, nơi mà đằng sau xuất hiện những bàn tay kì bí. Theo Stoneham, cậu bé là bản thân ông lúc 5 tuổi, ngưỡng cửa đại diện cho một hàng rào giữa thế giới thực tại và thế giới của những giấc mơ. Và búp bê là một trong những người sẽ hướng dẫn anh ta thông qua các ô cửa vào một thế giới tưởng tượng của mình.

Bức tranh sau đó được mua lại bởi diễn viên John Marley. Và chỉ trong vòng một năm sau khi tiếp xúc với bức tranh, 3 người đã chết một cách kì bí bao gồm nhà phê bình nghệ thuật Henry Seldis, chủ phòng tranh tại Feingarten và người đã lần đầu tiên mua nó Marley. Điều lạ lùng ở bức vẽ là những sự vật trong đó thường có sự di chuyển. Chỗ cậu bé và con búp bê đôi khi biến mất trong hình vẽ hoặc là các cánh tay đằng sau lớp gương thay đổi vị trí của nó. Có rất nhiều người đã xác nhận về việc con cái của họ la hét và có biểu hiện hoảng sợ sau khi nhìn thấy bức tranh bị nguyền rủa này. Đã từng có một bức ảnh lan truyền trên mạng về cảnh tượng con búp bê bằng gỗ trong bức tranh bước ra ngoài và đe dọa một cậu bé với cây súng trên tay.

Người đàn ông đau khổ (The Anguished Man)

The Anguished Man đã tồn tại hơn 25 năm trong căn gác của người phụ nữ được cho là bà ngoại của một người đàn ông tên Sean Robinson. Bà cụ đã luôn luôn đưa ra những tuyên bố kì lạ về bức tranh, ví dụ như bà cho rằng các họa sĩ đã trộn lẫn máu của chính mình vào sơn khi sáng tác và rằng ông đã tự sát ngay sau khi nó được hoàn thành. Người đàn bà cũng đã tuyên bố rằng từ bức tranh phát tiếng nói có thể nghe thấy như là tiếng la hét hay khóc. Và rằng có một bóng người nào đe dọa bản thân bà và chính những điều đó đã thuyết phục cô rằng nó bị ám ảnh bởi các . Rốt cuộc vì quá sợ hãi mà bà đã giấu nó vào căn gác của mình những năm sau đó.


Năm 2010, Robinson thừa hưởng bức tranh này từ bà của mình khi bà mất. Và gần như ngay lập tức, căn nhà của ông bị bao trùm bởi những sự việc điên rồ. Robinson cho rằng sau khi thừa hưởng lại bức tranh “người đàn ông đau khổ”, con trai ông đã bị đẩy xuống cầu thang bằng một bàn tay vô hình, còn người vợ của ông thường cảm thấy một cái gì đó vuốt ve mái tóc của cô. Cả gia đình cũng thường xuyên nghe thấy tiếng la hét và khóc như những thứ mà bà Robinson đã mô tả, đồng thời phát hiện một bóng người bí ẩn đang ẩn nấp sau nó.

Tác phẩm này đạt được sự quan tâm nhất khi ông Robinson quyết định đặt máy ảnh gần bức tranh nhằm ghi lại các hiện tượng huyền bí và sau đó tải chúng lên YouTube. Các video cho thấy các hoạt động ma quái như bức tranh bị rơi xuống sàn nhà, cửa tự đóng sầm, và thậm chí có khói hút thuốc bay lên từ hình vẽ. Mặc dù vậy cũng có nhiều khán giả đã cho rằng nó chả có gì, rằng tất cả chỉ là một trò lừa bịp. Robinson đã thông báo cất giữ bức tranh bị nguyền rủa trong tầng hầm của mình và từ chối bán nó.

Không đề – Zdzisław Beksiński


Bức tranh mô tả ác mộng của Zdzisław Beksiński nhìn trông rất đáng sợ, nhưng chính những câu chuyện xung quanh mới khiến nó trở nên kinh dị hơn. Họa sĩ người Ba Lan đã không đặt tên cho bất kì bức tranh nào của mình và ông đã đốt một trong số chúng. Cuộc đời của Beksiński cũng ngập trong bi kịch khi vợ ông ta qua đời vào năm 1998 và con trai tự tử một năm sau đó. Sáu năm sau, người họa sĩ này đã bị giết trong căn hộ của mình. Có những người tin rằng bất cứ ai nhìn vào bức tranh trong một thời gian dài không sớm thì muộn sẽ chết bất đắc kì tử.

Người mẹ đã qua đời (The Dead Mother – Edvard Munch)


Bức tranh The Dead Mother (Người mẹ đã qua đời) của Edvard Munch – một nghệ sĩ nổi tiếng với bức tranh The Scream (tiếng thét). The Dead Mother dường như phản ánh một số cảm giác lo lắng, tuyệt vọng, và sự điên rồ. Nó mô tả một cô gái trẻ, có người mẹ vừa qua đời đang nằm trên giường trong khi cô bé cố bịt hết tai và đôi mắt mở to biểu hiện của sự hoài nghi xen lẫn hoảng sợ. Nhiều người cho biết đôi mắt của đứa trẻ trong tranh dường như luôn dõi theo họ và một số nói rằng họ còn nghe thấy tiếng cái chăn đang di chuyển.

Tranh của một người đàn ông không đầu (Painting of a Headless Man – Laura P.)

Bức tranh này là một dạng tranh được vẽ lại từ một bức ảnh. Vào giữa những năm 1990, một nghệ sĩ nghiệp dư có tên Laura P. – người kiếm sống nhờ tạo ra những bức tranh theo thể lại này – một ngày cô bỗng chú ý đến một hình ảnh kì lạ do nhiếp ảnh gia thương mại James Kidd chụp.


Bức ảnh cho thấy một xe ngựa cũ với phía sau là một toa xe hoen gỉ. Điều kì lạ là lờ mờ vào bên trong bức tranh dường như có một người đàn ông không đầu và Kidd khẳng định rằng thứ đó đã không có mặt khi ảnh được chụp. Mặc dù Laura đã không chắc chắn chính xác những gì đã thu hút cô nhưng cô đã bị một sự thôi thúc không thể cưỡng lại và vẽ nó.

Theo như những gì cô mô tả, ngay từ khi mới bắt đầu vẽ cô đã phải vượt qua một cảm giác kinh hãi, lo lắng và khó chịu, đến mức cô đã do dự để hoàn thành nó, nhưng một cái gì đó thôi thúc cô tiếp tục vẽ tranh. Khi thử thách đã qua và bức tranh đã hoàn thành, nó được đặt tên là Painting of a Headless Man (Tranh của một người đàn ông không đầu). Sau đó nó bị treo lên tại một văn phòng địa phương. Công nhân tại văn phòng tuyên bố rằng ngay sau khi bức tranh được đem đến, những sự việc kì lạ bắt đầu xảy ra. Những giấy tờ trên bàn làm việc bắt đầu mất tích bí ẩn, mọi thứ được chuyển đến địa điểm khác nhau mà không ai đụng tới.

Bức thư tình (Replica “Love Letters” – Richard King)

Bức tranh “Love Letters” (bức thư tình) được đặt tại khách sạn Driskill ở Austin, Texas và nhiều người biết tới nó như là một vật bị nguyền rủa bởi một cô bé. Cô tên là Samantha Houston, con gái bốn tuổi của một thượng nghị sĩ Mỹ chết trong khi lưu trú tại khách sạn vì bị té từ cầu thang xuống đất khi cố đuổi theo một quả bóng rơi.


Khách và đã cho rằng cô gái trong bức tranh đôi khi sẽ thay đổi biểu hiện trên gương mặt hoặc hơi dịch chuyển vị trí. Ngoài ra còn có nhiều báo cáo về bức tranh làm cho bất cứ ai nhìn vào nó cảm thấy khó chịu, chóng mặt, hoặc buồn nôn, sợ độ cao hay tạo cảm giác khá bất an khác. Mặc dù nó không phải là một bức chân dung của cô nhưng người ta cho rằng hồn ma con gái quá cố của Thượng nghị sĩ đã chọn bức tranh làm nơi “trú chân”.

Cậu bé khóc (The Crying Boy – Giovanni Bragolin)

Trong những năm 1950, nghệ sĩ người Ý Bruno Amadio (còn được biết đến với nghệ danh Giovanni Bragolin) đã vẽ trên 65 bức chân dung từ hình ảnh của những đứa trẻ mồ côi ở Ý. Và đặc biệt là tất cả chúng đều đang khóc. Những sản phẩm này được ông bán làm quà lưu niệm cho khách du lịch trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.


Những bức tranh này đã trở thành một trong những tuyển tập được in ấn nổi tiếng nhất ở Anh, nhưng nó chỉ thực sự trở nên được chú ý vào sau năm 1980. Tất cả bắt đầu vào 1985, một nhân viên cứu hỏa đã tuyên bố tìm thấy các bức họa “Cậu bé khóc” giữa đống tro tàn và đổ nát của một ngôi nhà bị thiêu rụi nhưng hoàn toàn không bị hề hấn gì và luôn nằm úp mặt xuống sàn.

Trong hơn 50 vụ cháy nhà, các nhà chức trách không thể biết nguyên nhân vì sao chúng hoàn toàn không bị ngọn lửa làm hư hại và luôn được tìm thấy trong tình trạng úp mặt xuống. Thậm chí theo một cuộc thống kê cho thấy, những ngôi nhà nào có treo một trong các bức tranh trong chủ đề “cậu bé khóc” đều có tỉ lệ bị cháy cao hơn hẳn. Nhiều nhà ngoại cảm bắt tay tìm hiểu xem liệu các bức chân dung kia có bị ám ảnh bởi những bóng ma của nhiều mồ côi, những người đã chết trong chiến tranh thế giới II, và toàn bộ câu chuyện về chúng gần như biến mất chả để lại dấu vết gì.

“Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên” (Man Proposes, God Disposes – Edwin Henry Landseer)

Thoạt đầu nhìn qua, ta cũng có thể rùng mình đôi chút trước bức tranh này. Bức tranh được vẽ nhằm tưởng nhớ những nạn nhân trong vụ chìm tàu do John Franklin chỉ huy đi tới phía bắc Canada. Tàu của họ bị đắm và cả hải đoàn đã chết dưới nanh vuốt của gấu Bắc cực.


Bức tranh này được treo tại một trường đại học ở London, trong phòng chuyên tổ chức các kì thi. Mỗi khi kì thi diễn ra, bức tranh sẽ được che lại bởi vải do nhiều học sinh phàn nàn rằng việc nhìn vào nó khiến đầu óc họ rối rắm, không suy nghĩ thông suốt. Có người còn cho rằng, từng có một nữ sinh tự tử ngay tại căn phòng này sau khi nhìn bức tranh quá lâu.

Người phụ nữ trong mưa (The Rain Woman – Svetlana Telets)


Svetlana Telets tiết lộ rằng cô đã hoàn thành bức tranh chỉ trong khoảng 5 giờ đồng hồ, với cảm giác như bàn tay bị điều khiển bởi một người khác. Tất cả những ai từng sở hữu bức tranh đều cho biết họ thấy bị mất ngủ, buồn bã và bị theo dõi bởi một người bí ẩn nào đó.

Bức chân dung của Bernardo de Galvez

Đặt ở cuối một hành lang tại tầng dưới của khách sạn Galvez thuộc Galveston (một thành phố thuộc hạt Galveston, tiểu bang Texas của Hoa Kì) là một bức chân dung của Bernardo de Galvez. Một quân sự người Tây Ban Nha, ông đã giúp lực lượng Mỹ trong cuộc cách mạng.


Mặc dù Galvez đã qua đời vào năm 1786 nhưng từ lâu lắm rồi đã nổi lên lời đồn đại về bức tranh chân dung này, thứ mà đã giam giữ linh hồn tài ba này. Có rất nhiều hiện tượng kì lạ khác nhau đã diễn ra xung quanh bức tranh và những nhân chứng hầu hết đều là khách và nhân viên của khách sạn.

Họ tuyên bố với giới báo chí rằng, đôi mắt của bức tranh luôn nhìn theo họ mỗi khi họ nhìn nó bất kể là đi đâu hay đi theo hướng nào. Một trong những khía cạnh kì quặc khác đó là bức tranh chân dung này dường như không muốn bị người ta chụp hình lại mà không có sự cho phép của nó. Những tấm ảnh chụp luôn bị nhòe đi một cách lạ lùng khi người ta cố tình chụp mà không xin phép. Nó bị mờ đi vì sương mù, những lằn sọc hay thậm chí những vết hoen ố có hình dáng những bộ xương không biết từ đâu xuất hiện khi bức ảnh được rửa ra. Nếu người chụp xin phép, mọi thứ sẽ diễn ra như bình thường.

Dù chỉ là những bức họa bình thường, nhưng nhiều người cho rằng chúng đã bị ma ám. Và cho đến hôm nay, nhiều người vẫn tin rằng các bức tranh này đã chứa đựng trong mình những câu chuyện u tối tới mức khiến nhiều người phải run sợ và ám ảnh bởi hàng loạt hiện tượng và những điều huyền bí đáng sợ đã xảy ra.

BÌNH LUẬN