Vạch trần vấn nạn buôn bán trẻ em làm nô lệ tình dục ở Campuchia

0
1061

Michael Joseph Pepe đã bị bắt và đưa về Mỹ lĩnh mức án 210 năm tù cho tội quan hệ tình dục với 7 người Campuchia vào năm 2014. Sokha cũng được đưa qua Mỹ làm nhân chứng và được một gia đình nhận nuôi nên cô ở lại California cho đến tận bây giờ.

“Những kẻ đang cướp đi tuổi thơ của bọn trẻ. Chúng có thể không cướp đi mạng sống nhưng lại cướp đi tuổi thơ của một đứa trẻ. Sokha sẽ không bao giờ có thể lấy lại được một tuổi thơ đúng nghĩa nữa”.
Campuchia và những góc khuất trong xã hội
Campuchia được mệnh danh là “đất nước chùa tháp” làm say lòng biết bao khách du lịch bởi vẻ đẹp cổ kính lâu đời. Tuy nhiên, quốc gia này tồn tại một vấn nạn xã hội nhức nhối: nạn buôn bán tình dục trẻ em.
Theo các chuyên gia, sau khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ, nạn buôn bán trẻ em làm bắt đầu nở rộ ở Campuchia. Lí do là trong giai đoạn cai trị 1975-1979, chính quyền Khmer Đỏ đã phá hủy nền tôn giáo, hệ thống và trật tự xã hội trước đây. Khi nạn diệt chủng Pol Pot được chấm dứt, 2 triệu người chết và thể chế xã hội gần như được xóa bỏ. Điều này đồng nghĩa với hệ thống , những chuẩn mực đạo đức xã hội đã bị lu mờ.
Tệ nạn này diễn ra “nóng” nhất ở Svay Pak, một vùng ngoại ô của Campuchia. Ở đây, đa phần là người Việt Nam nhập cư trái phép sống trên những nhà bè tạm bợ. Nghề nghiệp chủ yếu của họ là đánh bắt cá và đi làm thuê. Gia đình đông con, vất vả làm lụng nhưng vẫn không đủ cái ăn, cộng thêm một món nợ khổng lồ từ bọn cho vay làm cho cuộc sống của những cư dân nơi đây gần như bế tắc. Vì vậy, đã có không ít người mẹ phải chọn cách bán những đứa con gái chưa kịp lớn của mình đi để lấy tiền lo cho gia đình.

Svay Pak, một điểm “nóng” trong nạn buôn bán trẻ em.

Người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh cá.

Người mẹ này đã từng phải bán đứa con gái lớn cho khách nước ngoài “mua vui” để kiếm tiền nuôi gia đình có đến 8 người con.

Hai người mẹ khác cũng phải bán con gái khi cuộc sống đã đến bước đường cùng. Bây giờ, khi nhớ lại, họ cảm thấy vô cùng hối hận vì quyết định khi xưa của mình.

Mại dâm là bất hợp pháp ở Campuchia, nhưng theo Don Brewster, một cựu mục sư người Mỹ đang sống và tham gia hoạt động thiện nguyện ở đây cho biết, hoạt động này vẫn diễn ra tràn lan và ẩn nấp tinh vi dưới dạng những quán karaoke, massage hay quán bar trên khắp đất nước. Thậm chí, những kẻ ấu dâm này lại chẳng chút xấu hổ. Chúng đứng sau cổng trường học và nói muốn quan hệ tình dục với bất kỳ em nhỏ nào nhìn thấy đầu tiên. “Những kẻ ấu dâm đang cướp đi tuổi thơ của bọn trẻ”, Brewster nói. “Chúng có thể không cướp đi mạng sống nhưng lại cướp đi tuổi thơ của những đứa trẻ. Và những đứa trẻ này sẽ không bao giờ có thể lấy lại được một tuổi thơ đúng nghĩa nữa”.

“Những kẻ ấu dâm đang cướp đi tuổi thơ của bọn trẻ”.

Những con số biết nói
Theo tổ chức phi chính phủ End Child Prostitution, Abuse and Trafficking (ECPAT – Tổ chức được lập ra nhằm chấm dứt nạn mại dâm, lạm dụng và buôn bán trẻ em), có một phần ba lao động tình dục ở Campuchia là trẻ em.
Trong báo cáo toàn diện năm 2009 về nạn buôn bán người, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Campuchia vào danh sách cần theo dõi mức 2. Mức xếp hạng này có nghĩa là chính phủ Campuchia đã không tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu cho việc xoá bỏ nạn buôn bán người. Ở Campuchia, số nạn nhân đang ngày càng gia tăng trong khi số lượng các vụ khởi tố, truy tố lại đi xuống. Báo cáo trên cho thấy, ngay chính trong nội bộ quốc gia, luật pháp đã không kiên quyết bảo vệ quyền lợi của trẻ em và không thể hiện sự nỗ lực trong việc điều tra, bắt giữ những kẻ phạm tội.
Campuchia được khách nước ngoài truyền tai nhau là điểm đến để quan hệ tình dục với trinh nữ vị thành niên. Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy phần lớn nạn nhân là trẻ em trong độ tuổi 6-16 tuổi, và phụ nữ quốc tịch Việt Nam.

Phần lớn nạn nhân là trẻ em chỉ từ 6-16 tuổi.

Quá khứ đầy ám ảnh của những bé gái tội nghiệp
Sokha Chan, một cô gái người Campuchia hiện đang sống ở California, Mỹ đã dũng cảm quay về nơi chôn vùi đi tuổi thơ của mình để đối diện với sự thật.
Khi Sokha lên 7 tuổi, chính mẹ cô là người đã bán cô cho Michael Joseph Pepe, một cựu lính thủy đánh bộ Mỹ sống ở Phnom Penh. “Ông ta đã cướp đi sự trong trắng của tôi”, cô đau đớn kể lại. Tuy nhiên, đó chỉ là sự khởi đầu cho những đau khổ khác mà cô phải chịu trong suốt tuổi thơ của mình. Sokha nói, trong nhiều năm liền cô bị chuyển hết từ nhà thổ này đến nhà thổ khác và luôn bị giam giữ trong một căn phòng tối. “Căn phòng đó rất tối và không có bất cứ thứ gì. Không đèn. Không nhà vệ sinh. Không hề có cái gì cả”, cô sợ hãi nhớ lại. “Ngày nào tôi cũng khóc”, cô cho biết thêm. “Tôi luôn cảm thấy sợ hãi, và đến tận bây giờ, tôi vẫn thấy sợ bóng tối. Ban đêm, khi đi ngủ, tôi không dám nhắm mắt lại… bởi vì tôi cảm giác sẽ có ai đó gọi tôi ra ngoài và làm gì đó với mình”.

Sokha bị bán đi khi chỉ mới lên 7 tuổi.

Sokha không kìm được nước mắt khi nhớ về quá khứ đầy ám ảnh của mình.

Đến năm cô 12 tuổi, phép màu đã xảy ra khi cảnh sát ập tới và cô được giải cứu. May mắn thay, cô gặp được vợ chồng ông Don Brewster và họ đã đưa cô về trung tâm chăm sóc của tổ chức AIM, một tổ chức phi chính phủ được ông bà lập nên để giúp đỡ những trẻ em người Campuchia. Tại đây, cô cũng như những đứa trẻ khác được chăm sóc chu đáo, được mặc quần áo mới và hơn hết là được bảo vệ, được yêu thương đúng nghĩa.

Michael Joseph Pepe đã bị bắt và đưa về Mỹ lĩnh mức án 210 năm tù cho tội quan hệ tình dục với 7 trẻ em người Campuchia vào năm 2014. Sokha cũng được đưa qua Mỹ làm nhân chứng và được một gia đình nhận nuôi nên cô ở lại California cho đến tận bây giờ.

Pepe lĩnh mức án 210 năm tù giam.

Từng mặc cảm, tự ti về bản thân, Sokha chia sẻ: “Tôi từng nghĩ tôi là người xấu xí nhất trên thế giới này”. Nhưng với quyết tâm sống và mạnh mẽ, bây giờ cô có thể tự tin mỉm cười và nói: “Bây giờ thì tôi là một nàng công chúa rồi”. Cô luôn mong muốn chấm dứt nạn buôn bán tình dục đầy tàn nhẫn này và hi vọng có thể giúp đỡ được những số phận bất hạnh như chính mình trước đây.

Sokha đã mạnh mẽ vượt qua được cái bóng của quá khứ và đang tích cực giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh như cô trước đây.

Sokha chỉ là một trong hàng nghìn đứa trẻ bất hạnh ở Campuchia. Mỗi giây mỗi phút trôi qua đều là mối đe dọa cho sự phát triển của các em. Nhưng có phải đứa bé nào cũng may mắn được giải cứu và bắt đầu lại một cuộc sống mới như Sokha không? Hay các em phải sống trong một chuỗi ngày dài tăm tối không lối thoát?
Trách nhiệm thuộc về ai?
Đói nghèo hay quyết định có phần nhẫn tâm của những người mẹ kể trên không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự gia tăng của nạn buôn bán trẻ em ở Campuchia. Vấn đề nằm ở vai trò yếu ớt của luật pháp, là sự bảo vệ lỏng lẻo của chính phủ Campuchia, sự hời hợt trong quá trình vây bắt tội phạm. Phải mất một khoảng thời gian dài để chính phủ Campuchia lấp đầy những kẽ hở trên. Nhưng trước khi tiến đến được một tương lai tươi sáng như vậy, trẻ em nơi đây vẫn sẽ phải đối mặt với những hiểm nguy không lường trước được.
(Ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN