Trục vớt tới 15.000 xe đạp/năm tại kênh rạch Amsterdam , tại sao lại như vậy?

0
615

Không dùng nữa – vứt xuống kênh, say xỉn – lao xe xuống kênh… bởi thế nên mỗi năm người ta trục vớt được khoảng 15.000 chiếc dưới lòng kênh rạch ở này.
Tới Amsterdam (), du khách dễ ấn tượng với hình ảnh người người phóng vi vu trên chiếc xe đạp ở mọi nẻo đường.

Cũng dễ hiểu thôi bởi cảng này có tới 60% hành trình di chuyển được thực hiện bằng xe đạp và số lượng xe đạp lên tới 881.000 chiếc cơ mà.
Cũng vì nhiều xe đạp, thành phố lại nhiều kênh rạch nên nơi đây hình thành nghề khá hot – câu xe đạp.

Amsterdam là thành phố sở hữu hệ thống kênh rạch chằng chịt với 165 con kênh lớn nhỏ, kéo dài tới 100 km nhưng lại không có bãi rác, ít bãi đậu xe và làn đường dành riêng cho người đi xe đạp.

Có lẽ vì thế nên từ lâu đời, người dân nơi đây đã coi kênh rạch là nơi tập kết những chiếc xe đạp không còn sử dụng được.
Bởi vậy mà hàng năm, kể từ thập niên 60 của thế kỷ trước, công ty vệ sinh Waternet đã dùng cần cẩu và sà lan trục vớt được từ dưới các kênh rạch này tới khoảng 15.000 chiếc xe đạp/năm.

Cái móc sắt khổng lồ ấy gắn cố định trên sà lan, ngày ngày đi vớt xe đạp, trả lại sự trong sạch cho những con kênh Amsterdam. Cái hay ở đây là, chẳng ai biết được chỗ mình trục vớt có xe đạp hay không, ấy thế mà cứ sục xuống là lại vớt được xe đạp mới tài.

Mặc dù người Amsterdam đã có ý thức vệ sinh môi trường kênh rạch từ năm 1860, chính phủ cũng kêu gọi người dân ngưng ném đồ đạc, vật dụng xuống các dòng kênh nhưng người ta vẫn cứ “phớt Ăng- lê” như thường.

Dẫu vậy, câu hỏi khiến nhiều người tò mò là vì sao dưới các kênh rạch của Amsterdam lại có nhiều xe đạp đến vậy? Đó là câu hỏi làm đau đầu người dân nơi đây nhiều năm qua.
Ngoài lý do không có bãi rác phế liệu ra, người ta cho rằng chủ yếu những chiếc xe ở dưới dòng kênh là do những người dân say rượu mất tay lái làm rơi xuống kênh rạch.
Không những thế, nhiều người nói, chi phí sửa xe đạp ở đây khá đắt đỏ nên thay vì mang chiếc xe hỏng đi sửa, người ta nhẹ nhàng “vĩnh biệt” nó bằng cách tống xuống kênh và đi sắm xe mới.
Hầu hết những xe đạp được giải cứu từ dưới nước lên chỉ còn là một đống phế liệu. Thi thoảng, các công nhân cũng trục vớt được những vật dụng khác như tủ lạnh, két an toàn, thậm chí là xe hơi.

Mặc dù thành phố có một đội thợ lặn lưu động cứu hộ 24/24 nhưng vẫn có tới khoảng 50 chiếc xe hơi chịu “chôn thây” dưới các kênh rạch của Amsterdam mỗi năm do gặp tai nạn.
Nhiều thuyền bè hư hỏng cũng bị người dân bỏ trôi nổi hoặc mặc cho chúng chìm dưới các dòng kênh do không muốn trả phí neo đậu.
Bất chấp những khuyến cáo của chính quyền với người dân – đừng coi kênh rạch là cái thùng rác, bạ cái gì cũng vứt xuống – người dân nơi đây vẫn thi thoảng tiện tay ném đồ. Thế nên, nghề câu vật thể lạ dưới nước ở Amsterdam vẫn phát triển đều đều.
Câu xe đạp giờ đây đã trở thành một nền văn hoá, điểm thu hút khách du lịch đến với thành phố cảng này. Và nhiều người dân cũng hồi hộp, tò mò mỗi khi chiếc cần cẩu kia sục xuống nước rồi vớt lên được những vật thể lạ.

Theo gotit.cool

BÌNH LUẬN