Tìm hiểu các hiệu ứng tâm lý cực kỳ thú vị của chúng ta nào

0
697

Đôi khi chúng ta làm điều gì đó rồi sau đó nghĩ xem tại sao chúng ta lại làm như vậy? Thực ra luôn có nguyên nhân phía sau những hành động của chúng ta, nhưng hầu hết chúng đều ẩn trong một trạng thái nào đó.

Chúng ta đã tìm ra 10 hiệu ứng ảnh hưởng đến chúng ta hầu như mỗi ngày. Bây giờ bạn sẽ hiểu tại sao bạn lại hành động theo cách này hay cách khác.

10. Hiệu ứng neo

Mọi người thường có xu hướng lấy những thông tin đầu tiên họ nghe hoặc nhìn thấy làm tiêu chuẩn để đánh giá các thông tin họ tiếp nhận sau đó. Ví dụ, khi bạn đi qua một và nhìn thấy giá của một chiếc áo len là 500.000 đồng, sau đó tiếp tục đi sang cửa hàng bên cạnh và thấy chiếc áo len cùng loại với giá chỉ một nửa, ngay lập tức bạn sẽ nghĩ chiếc áo thứ hai có giá hời. Lúc này, quyết định của bạn đã bị ảnh hưởng bởi giá của chiếc áo đầu tiên.

9. Hiệu ứng tập trung vào kết quả

Chúng ta thường đánh giá sự chính xác của quyết định bằng kết quả cuối cùng. Hiệu ứng này thường được sử dụng bởi những nhà , họ khiến chúng ta chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng (ví dụ, mua hàng).

8. Hiệu ứng “Paradox of Choice”

Càng có nhiều sự lựa chọn, chúng ta càng ít bằng lòng vời quyết định của mình.

Ngay cả khi quyết định cuối cùng của chúng ta là chính xác một cách rõ ràng, nhưng khi phải đối mặt với nhiều lựa chọn, chúng ta sẽ khó cảm thấy vui vẻ với những gì chúng ta chọn. Chẳng có gì phải nghi ngờ vì điều này rất quen thuộc với bạn. Khi tôi ra ngoài ăn, tôi thường phỏng đoán mình sẽ lựa chọn gì trên menu. Khi bạn mua một chiếc xe mới, bạn có thể tung đồng xu và lật ra một quyết định. Sự thừa mứa các lựa chọn sẽ làm cho việc tìm kiếm sự thỏa mãn trở nên khó khăn hơn.

7. gom nhóm

Khi nhận ra điểm có liên quan với nhau trong một chuỗi sự việc hoàn toàn ngẫu nhiên, bạn đã bị ảo giác đồng nhất. Hiệu ứng này đặc biệt hay xảy ra đối với những người chơi cờ bạc và bói toán.

6. Hiệu ứng Pratfall

Có lẽ đây là thú vị nhất, mà ai cũng từng trải qua, dù có nhận thức được nó hay không. Hãy tượng tượng rằng bạn đang phải lòng một cô nàng, có vẻ là người tài giỏi, tốt bụng và duyên dáng. Tình cờ bạn thấy cô ấy vấp ngã trên đường. Vì nhiều lý do, cảm xúc mà bạn dành cho nàng sẽ tăng lên, và bạn thấy rằng mình thậm chí bị thu hút hơn vì sự vụng về ấy.

5. Hiệu ứng Kuleshov


Não người thật kỳ diệu, vì nó luôn luôn cố gắng tìm ra ý nghĩa và xâu chuỗi các sự kiện lại theo thứ tự thời gian xác định. Vận dụng điều đó, trong điện ảnh, các nhà làm phim thường hay sử dụng hiệu ứng Kuleshov để diễn đạt ý tưởng bằng hình ảnh mà không cần thông qua lời kể.

4. Hiệu ứng “Body Negative”

“Body nagative” là tình trạng mà một người nghĩ mình là xấu hay kém cỏi và đây cũng là lý do tại sao cuộc sống cá nhân của họ lại luôn thất bại. Cả cuộc đời họ là chuỗi những thất bại.

3. Hiệu ứng Survivorship Bias

Survivorship Bias là để nói tới hiện tượng mọi người thường tập trung quá nhiều vào lời nói/hành vi/thống kê từ những người thắng cuộc, những trường hợp thành công mà quên mất những người thua cuộc/những trường hợp thất bại. Nói cách khác, quá trình lấy mẫu đưa ra kết luận bị sai lạc do xu hướng ưa thích các mẫu thành công. Lúc đó, bức tranh chỉ có toàn màu hồng.

2. Hiệu ứng Hard-to-Reach

Nói chung, đây là hiệu ứng khiến cái gì càng mong manh và khó đạt đến thì người ta càng trân quý.

1. Hiệu ứng

Bạn có thấy là những người bình thường ít thích ngồi cạnh những người đẹp (ví dụ khi ở trên các phương tiện di chuyển công cộng)? Họ chỉ chịu ngồi khi không còn chỗ nào khác để ngồi. Đó là do một số người cảm thấy căng thẳng khi ngồi cạnh những người đẹp: phấn khích, mất kiểm soát hành vi, che giấu ham muốn, sợ bị bắt gặp nhìn trộm. Cảm giác căng thẳng như vậy không xuất hiện khi ngồi cạnh một người bình thường.

Theo Brightside
Nhất Tâm

BÌNH LUẬN