Thạc sĩ, Tiến sĩ Trung Quốc nhận bằng xong về quê làm nông dân

0
800

Xu hướng mới của thanh niên : 7 triệu người gồm cả đua nhau bỏ , đổ xô

Zheng Lixing là một Tiến sĩ tốt nghiệp trường Đại học và Công nghệ Thiên Tân. Khi nhớ lại cảnh tượng xác của hàng ngàn con lợn bệnh được thả trôi sông đầu năm 2013 ở Thượng Hải, ông vẫn không khỏi rùng mình. Điều này khiến ông lo ngại về tình trạng của ngành nông nghiệp Trung Quốc.

Ba năm sau, với hai triệu nhân dân tệ tiền cá nhân và của các , Zheng cùng bốn sinh viên đại học khác đã trở về quê nhà và mua 13 héc-ta đất nông nghiệp ở Lễ Tuyền, tỉnh Thiểm Tây. Họ muốn cho nông dân địa phương thấy được lợi ích của việc chuyển đổi sang phương pháp hữu cơ.


Nông dân Trung Quốc chuẩn bị cho mùa vụ cải thảo.

Theo Zheng, đất canh tác ở nhiều vùng nông thôn có chất lượng không tốt và cần mất vài năm để khôi phục hoàn toàn. Ô nhiễm đất do sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón và chất thải công nghiệp chính là mối đe dọa lớn đối với an ninh lương thực của Trung Quốc.

Trang trại của Zheng chỉ dùng phân bón hữu cơ như phân gà, lợn và tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Tuy nhiên, do năng suất cây trồng không cao nên những nông dân khác không làm theo phương pháp của họ.

Ông nói rằng trang trại sẽ không hòa vốn cho đến cuối năm nay, dù vậy, hàng xóm của ông có thể sẽ thay đổi quan điểm khi thấy sản phẩm chất lượng tốt được bán với giá cao hơn.

Zheng là một trong số những người có học thức bỏ thành thị để chuyển về nông thôn, một xu hướng đang ngày càng gia tăng tại Trung Quốc. Mơ ước của ông là phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao để xuất khẩu giống như nông dân và phương Tây.

Việc hiện đại hóa nông nghiệp ở Trung Quốc nằm trong chương trình nghị sự của chính phủ. Tháng 3 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết cần nỗ lực nhiều hơn để khuyến khích sinh viên du học và tốt nghiệp đại học trở về các vùng nông thôn để hồi sinh và đổi mới ngành nông nghiệp.

Động thái thúc đẩy kinh tế nông thôn của chính phủ Trung Quốc bao gồm giảm , nới lỏng tài chính cùng nhiều biện pháp hỗ trợ khác cho những người làm nông nghiệp.

Khoảng 60% dân số Trung Quốc đang sống ở các thị trấn và thành phố, một tỷ lệ tăng rất nhiều so với 26% vào năm 1990. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức trung bình 75% ở các nước phát triển và “đô thị hóa ngược” đang có xu hướng tăng lên khi cơ sở hạ tầng được cải thiện ở vùng sâu vùng xa.

Năm ngoái, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết có khoảng bảy triệu người đã rời thành phố về nông thôn và 60% trong số đó tham gia tích cực vào hoạt động nông nghiệp.


Ô nhiễm đất canh tác là mối đe dọa với nền nông nghiệp Trung Quốc.

Ma Yanwei, một người từng tốt nghiệp Đại học Sư phạm Bắc Kinh và có bằng Tiến sĩ sinh thái học đã mua một trang trại rộng 11 héc-ta ở Alashan, Nội Mông nói rằng chính phủ đang hỗ trợ nông dân địa phương bảo tồn nguồn nước ở khu vực khô cằn ở rìa sa mạc. Chính quyền địa phương đã cung cấp các đường ống dẫn nước và Ma chính là người hướng dẫn mọi người cách sử dụng. Dù Alashan đang bị đe dọa bởi sa mạc hóa nhưng không khí và đất ở đây khá tốt cho việc trồng trọt.

Yixi Kanzhuo, một cử nhân Đại học Bắc Kinh với tấm bằng MBA (Quản trị ) cũng là người giúp đỡ nông dân ở vùng nông thôn áp dụng các kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường.

Trước khi chuyển đến tỉnh Thanh Hải, cô từng làm việc cho một tổ chức phi chính phủ lớn nhất Trung Quốc chuyên bảo vệ môi trường. Sau khi đến Thanh Hải năm 2015, cô lập gia đình và xây một ngôi nhà ngay tại trang trại của mình cách thị trấn gần nhất 300km. Hai vợ chồng Yixi đã thành lập một hợp tác xã cùng bảy gia đình khác. Họ thay phiên nhau chăn thả hơn 300 con gia súc và duy trì đồng cỏ.

Cô chia sẻ: “Hợp tác xã của chúng tôi không chỉ đơn thuần làm nông nghiệp mà còn là nơi mọi người có thể sống hài hòa với thiên nhiên. Chúng tôi muốn xây dựng một vài khu nhà cho những du khách yêu thích khám phá. Họ có thể cưỡi ngựa, thiền, tập yoga và sống một cuộc sống yên bình trong trang trại.

Chúng tôi sẽ đào tạo người dân địa phương cách phục vụ du khách và chuẩn bị đồ ăn cho họ. Phong cảnh ở đây rất đẹp, con đường dẫn đến trang trại của chúng tôi sẽ hoàn thiện trong năm tới và thậm chí một sân bay nhỏ sẽ được xây dựng. Hy vọng điều đó có thể giúp chúng tôi trong kế hoạch phát triển du lịch địa phương”.

Tuy gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất nhưng Yixi cho biết cô cảm thấy cuộc sống hiện tại tốt hơn rất nhiều so với khi cô sống ở thành phố lớn. Cô mong muốn những đứa con của mình sẽ được lớn lên trong môi trường thiên nhiên và có một cuộc sống hạnh phúc.

BÌNH LUẬN