Tết ta, Tết tây, tại sao không thể gộp?

0
770

Gộp thời gian vào thành một chính là cách hòa nhập thông minh chứ không hòa tan, vừa không làm bản sắc dân tộc vừa góp phần phát triển kinh tế.

Chỉ còn ít ngày nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang năm Đinh Dậu. Tới thời điểm này, Tết trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi không chỉ bởi những tất bật chuẩn bị cho dịp cuối năm mà còn vì ý kiến bỏ Tết cổ truyền, gộp hai tết vào thành một của cô nhà văn trẻ Tuệ Nghi. Bàn về ý kiến này, trên trang Đa chiều của Người Đưa Tin có bài Gộp Tết tây với Tết ta: Ý tưởng “độc đáo” quá của tác giả Mai Ngọc Thu. Tác giả đã đưa ra những nét được coi là đậm đà bản sắc dân tộc của Tết cổ truyền và khằng định gộp tết thực sự xa lạ với văn hóa ngàn đời. Cá nhân tôi có những điểm suy nghĩ khác.

Đầu tiên, tôixin khằng định bản thân không hoàn toàn đồng tình với các lí lẽ mà Tuệ Nghi đưa ra. Tôi chỉ thấy ý kiến gộp tết rất đáng suy nghĩ. Khi ăn cả hai tết, trong khi các nước khác đang làm việc thì chúng ta lại tất bật chuẩn bị cho kì nghỉ lễ và trong khi các nước nghỉ tết, chúng ta… không biết buôn bán với ai ngoài các nước đồng văn. Sự “lệch pha” này làm ảnh hưởng tới nền kinh tế rất nhiều.

Bên cạnh đó, để có một lịch âm như chúng ta đang có ngày nay, nhà nước phải bỏ kinh phí để , tính toán, in ấn. Đây là một sự lãng phí không cần thiết. Duy trì Tết ta theo lịch âm cũng không lợi cho du lịch là bao bởi khi chúng ta nghỉ tết, các nước khác đều đang làm việc, làm gì có thời gian đi đến nơi này nơi kia.

“Gộp hai tết, tức là chúng ta giữ cho cảm xúc của bản thân trước thềm năm mới thêm háo hức, thêm mới mẻ.” Ảnh minh họa: Internet

Gộp tết tức là chúng ta chỉ bỏ hẳn lịch âm chứ không phải bỏ đi những phong tục, tập quán từ thời xa xưa. Chúng ta cúng ông Táo vào ngày 23, vẫn đón Giao thừa vào ngày cuối cùng của năm, vẫn nấu bánh chưng, vẫn lì xì cho trẻ nhỏ, vẫn chưng thịt nấu đông, vẫn nghỉ lễ từng ấy ngày… Rồi các lạt trong năm, chúng ta vẫn cúng giỗ bình thường. Chỉ có cái khác, thay vì dùng lịch âm, chúng ta thực hiện tất cả những ngày này theo lịch dương. Điều này vừa phù hợp với sự phát triển của kinh tế mà cũng không ảnh hưởng gì tới phong tục của dân tộc.

Nhiều người cho rằng ăn tết như thế xa lạ với văn hóa dân tộc. Nhưng, nếu hôm nay chúng ta thay đổi thì 100 năm nữa, thế hệ sau của chúng ta sẽ thấy không còn xa lạ nữa. Dĩ nhiên, sự thay đổi này sẽ có sự xáo trộn nhưng nếu không có sự bắt đầu thì làm gì có sự kế tục. Lỗ Tấn đã có một câu thế này, “Kì thực trên đời này vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi.” Tôi có một ý nghĩ tương tự, kì thực trên đời này vốn làm gì có Tết tây, Tết ta, người ta quan niệm thì thành thôi. Ngày âm hay ngày dương, chẳng phải chúng ta nghĩ thế nào thì ra thế ấy hay sao?

Chúng ta hô hào không lệ thuộc vào , thì đây, gộp tết là một trong số những cách đó. Lịch âm mà chúng ta đang theo không khác mấy so với lịch của . đã từ bỏ nhưng bản sắc văn hóa của họ đâu bị mất đi. Tại sao chúng ta lại không học tập?

Gộp hai tết, tức là chúng ta giữ cho cảm xúc của bản thân trước thềm năm mới thêm háo hức, thêm mới mẻ. Nhiều người than Tết bây giờ chán, không còn thấy thích thú như ngày xưa. Là bởi, ngày nay, cách chào đón ngày mùng 1/1 dương lịchhiện nay đã làm vơi đi rất nhiều cảm xúc của chúng ta. Tết tây đến, chúng ta cũng đón giao thừa, cũng chúc nhau năm mới, cũng tổng kết những gì đã làm trong năm cũ,… Cứ như vậy, thì làm sao mà không cảm thấy tết mất dần vị.

Gộp thời gian Tết ta và Tết tây vào thành một chính là cách hòa nhập thông minh chứ không hòa tan, vừa không làm bản sắc dân tộc vừa góp phần phát triển kinh tế.

Lê Chinh

BÌNH LUẬN