Tại Nhật Bản: Tàu khởi hành sớm 20 giây, quản lí phải cúi đầu xin lỗi, đây là nguyên nhân

0
2438

Hay câu chuyện lãnh đạo tập đoàn điện tử hàng đầu của Nhật cũng đã đồng loạt cúi đầu xin lỗi khách hàng trong một buổi họp báo vì việc để cửa hàng online của họ bị “hack” khiến việc truy cập của người sử dụng bị chậm trễ.

Con người khiến đất nước này đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế không phải vì điều gì quá vĩ đại mà đơn giản là bởi những đáng nể và ngưỡng mộ. Không những thế, họ tin rằng chính những có từ lâu đời này, đã giúp vững mạnh và phát triển hơn, khi tạo ra những hạt giống tốt cho xã hội đó là con người. Chính vì điều này mà luôn đặt con người là nhân tố hàng đầu của quốc gia.

Câu chuyện người quản lí tuyến tàu ở Nhật xin lỗi hành khách gây xôn xao dư luận

Những ngày qua, câu chuyện về tuyến tàu cao tốc Tsukuba Express, nối giữa hai địa danh của Nhật Bản là Tokyo và Tsukuba đã gây chú ý mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông không chỉ trong mà cả ngoài nước. Theo đó, đích thân người quản lí tuyến tàu đã chia sẻ công khai lời xin lỗi đến các hành khách đi tàu vì để xảy ra “sự cố” đoàn tàu khởi hành sớm hơn so với giờ quy định… 20 giây.

Người quản lí tuyến tàu của Nhật đã chia sẻ công khai lời xin lỗi đến các hành khách đi tàu vì để xảy ra “sự cố” đoàn tàu khởi hành sớm hơn so với giờ quy định.

Câu chuyện tưởng đùa mà lại thật không tưởng. Người quản lí này hoàn toàn nghiêm túc với lời xin lỗi của mình, thậm chí, ông cho đây là sự việc đáng bị chê trách, kiểm điểm. Đại diện tuyến tàu đã viết rằng: “Đây là lỗi của chúng tôi vì đã không kiểm tra đủ thời gian khởi hành khiến chuyến tàu khởi hành sớm hơn so với thời gian quy định”.

Cùng với lời xin lỗi, người quản lí còn đưa ra những hệ lụy thực tế cho sự cố khởi hành sớm chuyến tàu là vô cùng nguy hiểm như ảnh hưởng xấu tới lộ trình của các tuyến tàu khác và sẽ trở thành cơn ác mộng của những hành khách khác phải di chuyển vào giờ cao điểm.

xin lỗi được đăng tải trên trang web của công ty vận tải

Lời xin lỗi và cái cúi đầu là tự nâng cao vị thế chứ không phải khiếp nhược

Với người Nhật, lời xin lỗi này không đơn thuần chỉ là một lời nói rồi xong, mà họ còn thể hiện được trách nhiệm của bản thân, dám nhận lỗi sai về mình và tuyệt nhiên không có khái niệm đổ lỗi, đùn đẩy cho người khác. Đó chính là một trong những hành động trung thực mà người Nhật đã được rèn giũa rất nghiêm khắc ngay từ nhỏ.

  Nhật Bản được rèn giũa nghiêm khắc về văn hóa cúi đầu chào và xin lỗi.

Nếu chủ động nói lời xin lỗi khi đang giao tiếp, người Nhật sẽ đứng nghiêm, gập thấp người và cúi đầu. Hành động này sẽ phần nào khiến người được xin lỗi sẽ có cảm giác mình được tôn trọng và dễ dàng bỏ qua sai lầm hơn.

Người Nhật không cho rằng việc cúi đầu xin lỗi trước người khác là một sự khiếp nhược hay hạ thấp lòng tự trọng, thay vào đó họ nghĩ đây là hành động thể hiện sự bản lĩnh, dám nhận sai lầm về mình, từ đó càng tự nâng cao vị thế của bản thân hơn.

 Người Nhật cho rằng việc cúi đầu xin lỗi thể hiện trách nhiệm, bản lĩnh dám nhận sai và càng tự nâng cao vị thế của bản thân hơn.

Câu chuyện người quản lí tuyến tàu không phải là minh chứng duy nhất cho việc lãnh đạo Nhật Bản cúi đầu xin lỗi. Trong sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, khi còn chưa kết luận nguyên nhân, ban giám đốc công ty điện lực Tokyo đã đứng ra nhận trách nhiệm và xin lỗi. Trước báo giới truyền thông và người dân, họ đã thừa nhận tầm nhìn hạn hẹp cũng như sự chủ quan khi đã đánh giá thấp mức độ thiệt hại có thể gây ra bởi trận động đất và sóng thần.

Lãnh đạo tập đoàn điện tử hàng đầu của Nhật cũng đã đồng loạt cúi đầu xin lỗi khách hàng trong một buổi họp báo.

Hay câu chuyện lãnh đạo tập đoàn điện tử hàng đầu của Nhật cũng đã đồng loạt cúi đầu xin lỗi khách hàng trong một buổi họp báo vì việc để cửa hàng online của họ bị “hack” khiến việc truy cập của người sử dụng bị chậm trễ.

Dù là lãnh đạo của một công ty hay cơ quan nhà nước, người Nhật cũng không ngần ngại cúi đầu xin lỗi khi xảy ra một sự việc ngoài ý muốn nào đó. Đây được xem là một trong các lí do mà những người quản lí của đất nước này luôn nhận được sự trung thành, nể phục từ cấp dưới của mình. Hơn thế nữa, nếu đứng ở cương vị nguyên thủ quốc gia, họ còn tạo niềm tin và làm gương cho người dân đất nước mình.

(Ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN