Sửng sốt với những sinh vật biển béo trùng trục có màu tím như thể photoshop

0
3387

Trong những ngày gần đây, cộng đồng mạng bỗng nhiên hào hứng cực độ với một chú mực màu tím, đôi mắt xoe tròn và béo trùng trục, trông chẳng khác nào nhân vật bước ra từ hoạt hình.Mới đây, các nhà đã phát hiện ở ngoài khơi California, dưới độ sâu hơn 900m, có một sinh vật trông giống như một chú bạch tuột màu tím có đôi mắt tròn xoe như nhân vật hoạt hình.Sinh vật này có tên khoa học là Rossia pacifica, hay còn gọi là mực hạt mít (stubby squid), có vẻ bề ngoài khá giống với bạch tuột nhưng thực ra nó là một con mực.Loài mực này rất hay “tự kỉ”, thường vùi mình dưới cát suốt cả ngày. Nếu bị camera bắt gặp, chúng sẽ trợn tròn đôi mắt và bất động một thời gian rất lâu trước ánh đèn.Thông thường loài mực này có một màu tím khá nhạt, để ngụy trang, chứ không tím thẫm giống như con vừa bị phát hiện.Hiện tại người ta vẫn chưa biết vì sao chú mực này lại tím đến như vậy, có lẽ là vì lần đầu tiên phát hiện camera nên đã bị sốc chăng? Có điều hiện tại chú ta đang gây nên một “cơn sốt hầm hập” trên mạng xã hội vì bộ dạng tròn xoe đáng yêu không khác gì nhân vật hoạt hình.Ngoài ra nhóm nhà khoa học nói trên cũng phát hiện thêm ở độ sâu 1.500m một sinh vật hình cầu màu tím kỳ lạ đang phát sáng nhè nhẹ trong một hốc tối mà họ không xác định được đó là con gì.Chỉ biết sinh vật này bám rất chắc chắn vào hốc, thậm chí khi một con cua tò mò bò tới để khều nó ra thì nó vẫn không xê dịch khiến con cua đành thất vọng bỏ đi.

Ngoài ra dưới lòng biển còn có vô vàn những sinh vật màu tím kỳ lạ khác mà không phải ai cũng có cơ hội bắt gặp:
Ốc sên tím (tên khoa học Janthina janthina) là loài sên không biết bơi, nhưng có thể nổi trên mặt nước nhờ chiếc bè tự chế bằng nước bọt.Chỉ có những con trưởng thành mới tiết ra nước bọt để nổi trên mặt nước vì lúc này chúng không còn bơi được nữa.Đây còn là loài lưỡng tính, lúc mới sinh ra là giống đực nhưng khi trưởng thành sẽ tự chuyển thành giống cái.Con cái sẽ đẻ trứng trong lớp bọt biển này và trứng sẽ phát triển thành ấu trùng con.Vỏ của chúng có màu tím ở 2 sắc độ đậm nhạt khác nhau.Sao biển tía (tên khoa học Pisaster ochraceus) sinh sống chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương.Chúng có 5 cánh dài 10-50cm.Hầu hết chúng có màu tím, một số con có thể có màu cam, vàng, đỏ hay nâu.Trong khi các chỉ có tuổi thọ trung bình là 4 năm, thì con sao biển này có thể sống tới 20 năm.Có thể tìm thấy chúng phơi mình thành nhóm đông đúc trên những bờ biển có nhiều đá sỏi ngang dọc Thái Bình Dương.Dưới đại dương có nhiều loài sứa phát ra ánh sáng màu tím huyền diệu.Chúng vẫn được các nhiếp ảnh gia thiên nhiên gọi là kỳ quan dưới lòng biển.Tuy nhiên những thứ gì sặc sỡ và đẹp đẽ thì thường nguy hiểm.Có nhiều loài sứa rất độc, có thể gây đau đớn, bỏng rát, thậm chí chết người.Chính vì thế nếu bắt gặp những loài sứa tuyệt đẹp này thì người ta vẫn khuyến cáo là không nên tiếp cận mà phải tránh chúng ra càng xa càng tốt.Cá ngựa cũng có khả năng thay đổi màu sắc cơ thể để ngụy trang hoặc hăm dọa kẻ thù.Thông thường chúng có những màu như vàng, đỏ, nâu, cam, xanh, trắng, đen, thậm chí là tím.Việc thay đổi màu sắc giúp chúng giao tiếp với nhau thuận lợi hơn, đặc biệt trong mùa sinh sản.Cảm xúc của cá ngựa được thể hiện thông qua màu sắc và tốc độ thay đổi màu sắc của chúng.Có một điều không phải ai cũng biết về cá ngựa, đó là dù thuộc họ cá nhưng chúng bơi rất tệ, cả ngày chỉ bám vào những cây rong biển hay san hô và đứng yên một chỗ. Chúng có thể đập vây 50 lần một giây, nhưng di chuyển rất chậm, hầu như chỉ đi lên đi xuống, đi tới đi lui là hết.Cá orchid dottyback (tên khoa học là Pseudochromis fridmani) là loài cá “đặc sản” của vùng Biển Đỏ, thuộc Ấn Độ Dương.Chúng sinh sống chủ yếu trong những con nước nhiệt đới ở độ sâu 60m.Chúng thường nấp trong các dải san hô kín đáo để tránh kẻ thù.Nhưng vì có thân hình không được nhỏ bé lắm (dài 6,3cm) và màu tím sặc sỡ như đèn neon mà chúng rất dễ bị phát hiện.Hiện tại loài cá này bị bắt nuôi làm cảnh, có thể sống tốt trong môi trường thủy sinh nếu được chăm sóc đúng cách.

(Ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN