Sự thật về cuộc đời đầy bất hạnh của thần đồng có chỉ số IQ cao nhất thế giới

0
7335

Amy Wallace – người viết tiểu sử về Sidis đã nói về bố mẹ ông là những người cực đoan. Bà Sarah đã dành hết tiền tiết kiệm của gia đình cho sách, bản đồ và các công cụ học tập khác để khuyến khích con trai mình khám phá ngay từ khi còn nhỏ.

Bi kịch về cuộc đời của William James Sidis, một “siêu ” thông minh lỗi lạc, có IQ gấp 1,5 lần Einstein, sẽ khiến chúng ta tiếc nuối, xót xa. Chính cái danh vọng hão huyền mà cha mẹ kì vọng đã đẩy ông vào bất hạnh.

1. Một đứa trẻ xuất chúng


Sinh ra tại Boston vào năm 1898, William James Sidis đã trở thành cái tên nổi bật trong những năm đầu thế kỷ 20 với tư cách thần đồng trẻ và thông minh nhất thế giới.

IQ của ông ước tính cao hơn 50 đến 100 điểm so với Albert Einstein (vào khoảng 250-300). Ông có thể đọc báo New York Times trước khi lên 2. Ở tuổi lên 6, William James Sidis đã thông thạo nhiều ngoại ngữ trong đó có tiếng Latin, Pháp, Đức, Nga, Hebrew, Thổ Nhĩ Kỳ và Armenian. Năm 11 tuổi, ông thi đỗ vào Đại học Harvard và được coi là một trong những sinh viên trẻ nhất trong lịch sử hình thành ngôi trường.

Tuy nhiên về sau này, khi trưởng thành hơn, ông lại trở nên sống khép mình, lui về ở ẩn và lảng tránh sự quan tâm của công chúng.

2. Nhận sự hà khắc trong những năm đầu đời


Cha mẹ Sidis cũng là những người giỏi giang và thông minh. Cha của ông, Boris, là một nhà tâm lý học nổi tiếng, còn mẹ ông, Sarah, là một bác sĩ. Họ muốn nuôi dưỡng con mình thành thiên tài vĩ đại nhất, được cả thế giới biết đến. Do đó, ngay từ nhỏ William James Sidis đã chịu một nền giáo dục hà khắc từ cha mẹ.

Amy Wallace – người viết tiểu sử về Sidis đã nói về bố mẹ ông là những người cực đoan. Bà Sarah đã dành hết tiền tiết kiệm của gia đình cho sách, bản đồ và các công cụ học tập khác để khuyến khích con trai mình khám phá ngay từ khi còn nhỏ.

Wallace nói: “Rất ít thần đồng có tài năng thiên bẩm ở nhiều lĩnh vực. Đây là điểm khác biệt của Sidis”. Ngay từ khi còn là một cậu bé, Sidis đã phát minh ra ngôn ngữ của riêng mình, viết thơ Pháp, viết tiểu thuyết và thậm chí là một bản hiến pháp.

3. Được nhận vào học ở Harvard năm 11 tuổi

Sidis đã thi đỗ vào Đại học Harvard năm 9 tuổi, tuy nhiên do còn quá bé nên nhà trường muốn ông chờ đợi cho đến năm 11 tuổi. Và 5 năm sau, ông tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi. Tuy nhiên, những ngày ở Harvard của ông không có nhiều kỷ niệm hạnh phúc.

Wallace kể: “Sidis hay bị xa lánh ở Harvard, ông ấy thừa nhận chưa bao giờ hôn một cô gái nào, ông đã bị mọi người trêu chọc, và đôi khi cảm thấy nhục nhã. Tất cả những gì ông ấy muốn là rời xa trường học và trở thành một người đàn ông bình thường”.

4. Qua đời trong cô độc, khốn khó


Việc rời Harvard không đem lại cho William cuộc sống vui vẻ hơn. Ông trở lại Boston, theo học chương trình Luật tại Harvard nhưng cũng không duy trì được lâu. William vật lộn để định hình bản thân sau quãng thời gian dài sống dưới sự sắp xếp của bố mẹ.

Năm 1919, ông bị bắt vì dẫn đầu cuộc biểu tình chống chiến tranh. Trong tù, ông gặp người phụ nữ duy nhất ông yêu – bà Martha Foley. này không kéo dài, chủ yếu do suy nghĩ lệch lạc mà cha mẹ ông đã tiêm nhiễm, rằng tình yêu, nghệ thuật, tình d.ục là yếu tố tạo ra “cuộc đời khiếm khuyết”.

Lẽ ra, William bị kết án 18 tháng tù. Nhờ sức ảnh hưởng của ông bà Sidis, ông được thả. Thấy con chệch khỏi con đường trở thành thiên tài, cha mẹ ông tăng cường kiểm soát, theo dõi và cấm đoán ông giao lưu kết bạn với những người lạ. Chán nản với cuộc sống gò bó do cha mẹ áp đặt, William liên tục chuyển chỗ ở, công việc và đổi tên để tránh sự theo dõi từ truyền thông.

Trong thời gian này, ông viết hàng chục cuốn sách dưới nhiều bút danh, bao gồm về lịch sử nước Mỹ và sở thích sưu tầm vé xe. Ngoài ra, William xuất bản sách về vũ trụ học, đưa ra dự đoán về hố đen. Cuốn sách không được giới học giả đánh giá cao.


Năm 1924, sự bình yên hiếm hoi ấy bị phá vỡ khi báo chí lần ra tung tích thần đồng ngày nào. Họ đưa loạt bài về công việc tầm thường cùng cảnh sống khốn khổ của . Điều này khiến William xấu hổ và trầm cảm, nó đẩy ông lún dần vào cuộc đời tối tăm.

Năm 1937, tờ New Yorker đăng bài April Fool, miêu tả quá trình William rơi từ đỉnh cao danh vọng tới cuộc sống khốn khổ, bị nhục mạ. Sau đó, gia đình Sidis khởi kiện tờ báo. Vụ kiện được giải quyết vào 7 năm sau nhưng những tổn thương nó gây ra cho thần đồng đã không thể vãn hồi.

Tháng 7/1944, William đột quỵ trong căn hộ nhỏ thuê ở Boston. Ông không bao giờ tỉnh lại nữa. Người đàn ông sở hữu IQ cao nhất thế giới qua đời ở tuổi 46, chỉ có bức ảnh bà Martha Foley được đặt trong ví làm bạn với ông trong những ngày cuối đời.

Có thể nói nhìn ở một góc độ nào đó, sự thông minh và tài giỏi hơn người đôi khi cũng là rào cản vô cùng khắc nghiệt, khiến con người ta không thể có được cuộc sống bình thường, thậm chí không thể sống thật với bản thân mình. Họ phải chịu sự kì vọng quá cao bởi gia đình và xã hội để rồi cuộc đời chịu nhiều tổn thương, bất hạnh mà nguồn cơn cũng đến từ hai chữ “thần đồng”.

BÌNH LUẬN