Sốc với 10 bộ phim đầu tư hơn nghìn tỉ đồng lại trở thành “thảm họa điện ảnh”

0
787

Lí do chính là do phim có quá nhiều chi tiết vô lý, kỹ xảo thì cẩu thả.

Không phải cứ tiền tỷ vào những kỹ xảo hoành tráng hay mời những diễn viên hạng A thì phim sẽ thành công. Ví dụ như 10 bộ phim dưới đây, với kinh phí sản xuất hơn trăm triệu USD (hơn 2 nghìn tỷ đồng) nhưng lại bị xem là “”.
1. Batman & Robin
Những bộ phim về Batman đều phải đầu tư một khoản phí “khủng”, bản Batman & Robin năm 1997 cũng không phải ngoại lệ. Cách đây 20 năm, bộ phim được chi mạnh tay đến 125 triệu USD nhưng nhanh chóng bị liệt vào danh sách những bản phim Batman dở nhất mọi thời đại. Những ngôi sao đình đám như Arnold Schwarzenegger, George Clooney, Chris O’Donnell, Uma Thurman vẫn không thể giúp kết quả khả quan hơn. Lí do chính là do phim có quá nhiều chi tiết vô lý, kỹ xảo thì cẩu thả. Đây có lẽ là bộ phim đáng bị quên lãng nhất đối với người hâm mộ Batman.
 2. Transformers
Dù được quảng bá khá rầm rộ với hình ảnh hoành tráng nhưng Transformers chưa bao giờ là phim được đánh giá cao về chất lượng nội dung, trong đó phần Age of Extinction bị chê nhiều nhất. Chuyên trang điện ảnh Rotten Tomatoes chấm cho phần phim này chỉ vỏn vẹn 18/100 điểm. Các cây bút phê bình cũng liên tục đăng tải những bài viết “vùi dập” không thương tiếc. Khi nghe đến kinh phí sản xuất của Age of Extinction là 210 triệu USD (gần 5 nghìn tỷ đồng), gần ngang với đại chiến siêu anh hùng The Avengers thì người xem còn khẩn khiết xin nhà sản xuất hãy “buông tha” cho những chú robot này.
 3. Van Helsing
Van Helsing có kinh phí đầu tư lên đến 160 triệu USD, còn nhiều hơn cả bom tấn Iron Man của Marvel. Tuy nhiên, bộ phim về người săn ma cà rồng này vẫn không gặt hái được thành công như mong đợi. Trái lại, nó bị xem là thảm họa chuyển thể của . Người hâm mộ nguyên tác cho rằng thật uổng phí khi nhà sản xuất “đốt” ngần ấy tiền để đầu tư vào kỹ xảo quá giả tạo, trang phục hầm hố và sao hạng A mà bỏ quên đi nội dung .
 4. The Cat in the Hat
Phim được chuyển thể từ truyện thiếu nhi nổi tiếng cùng tên. Mặc dù là phim dành cho nhưng đạo diễn đã mạnh tay đầu tư 109 triệu USD, không thua kém gì các bom tấn hành động khác. Kinh phí chủ yếu được dùng vào công đoạn dựng bối cảnh. Khác với những bộ phim hoạt hình khác, The Cat in the Hat được quay hoàn toàn trên phim trường thật với mong muốn mang đến khán giả những thước phim màu sắc, sống động như một thế giới truyện tranh. Thật tiếc khi công sức của cả ekip lại không được đền đáp xứng đáng. Do quá bận rộn để đầu tư vào phần bối cảnh mà đạo diễn lại quên chăm chút hơn cho phần kịch bản. Phim được đánh giá là có nội dung quá đơn giản, thiếu đi giá trị . Chuyên trang điện ảnh IMDb chỉ chấm điểm 3,8 trên thang điểm 10.
 5. Speed Racer
Speed Racer là bộ phim Hollywood chuyển thể từ truyện tranh Nhật được đầu tư mạnh tay nhất. Phim có kinh phí là 120 triệu USD. Điều này làm nhiều người hâm mộ kì vọng vào những màn đua xe mãn nhãn đỉnh cao như trong bản truyện tranh. Ngược lại, tác phẩm đã đập tan mọi hi vọng khi phim được dựng bởi những kỹ xảo màu mè, phô trương quá lố. Đặc biêt là cách xây dựng nhân vật thú vị trong nguyên tác manga lại hoàn toàn thiếu vắng trong phiên bản chuyển thể. Nhà sản xuất một phen lỗ nặng khi doanh thu trên toàn cầu chỉ ở mức 92 triệu USD.
 6. The Last Airbender
Trong số các bộ phim được chuyển thể từ truyện tranh, The Last Airbender là một trong những cái tên bị chê tơi tả nhất. Bộ phim được đánh giá là dự án bom tấn vì danh tiếng từ tác phẩm gốc và kinh phí đầu tư 150 triệu USD. Rất nhiều người đã mong chờ lúc tác phẩm lên sóng, thế nhưng “bom tấn” đã thành “bom xịt” khi khán giá khó lòng tìm được bất kỳ một khía cạnh nào để khen ngợi được. Kỹ xảo thì lòe loẹt, diễn biến ngớ ngẩn, diễn xuất của diễn viên thì gượng gạo. Có lẽ đó là lý do vì sao Rotten Tomatoes “nặng tay” chấm cho The Last Airbender số điểm 6/100.
 7. The Mummy: Tomb of the Dragon Emperor
Thương hiệu kinh điển Xác ướp Ai Cập cũng không thể cứu The Mummy: Tomb of the Dragon Emperor không bị thua lỗ. Phim được đầu tư hơn 145 triệu USD nhưng đổi lại, kỹ xảo đồ họa thì cẩu thả, nội dung đơn giản, kém thu hút mà diễn viên diễn xuất còn nhạt nhẽo. Chẳng có gì ngạc nhiên khi bộ phim chẳng đem về doanh thu bao nhiêu cho Universal.
 8. Little Fockers
Thể loại phim gia đình vốn không được xem là nhưng Little Fockers đã gây choáng khi công bố kinh phí sản xuất lên đến 100 triệu USB. Phim kể về cuộc chiến “éo le” của con rể và bố vợ nhà Fockers. Sự góp mặt của nhiều ngôi sao nổi tiếng như Robert De Niro, Ben Stiller, Owen Wilson, Jessica Alba, Kevin Hart… vẫn không thể cứu lấy một kịch bản sơ sài, thiếu chăm chút. Phim bị rất nhiều nhà phê bình đưa ra những bình luận tiêu cực.
 9. Wild Wild West
Được phát hành vào năm 1999 nhưng bộ phim được “rót” vào một kinh phí “trên trời”, 170 triệu USD để tái hiện bối cảnh nước Mỹ thời Nội chiến với loạt phục trang, đạo cụ vũ khí hoành tráng. Thế nhưng, bộ phim nhận được nhiều bình luận nhận xét nặng lời như “không có chất xám”, làm uổng phí số tiền khổng lồ. Doanh thu Wild Wild West trên toàn cầu chỉ đạt 222 triệu USD. Tính cả kinh phí quảng bá, các nhà sản xuất đã phải chịu lỗ hàng chục triệu USD.
 10. Ben-Hur 2016
Ngay từ trước khi ra mắt, Ben-Hur 2016 được cho là sẽ khó vượt qua “bức tường thành” của bản phim Ben-Hur 1959 từng vang dội một thời. Quả đúng như dự đoán, nhiều người cho rằng phim chưa đạt được đến độ tinh tế trong phát triển tâm lý nhân vật cũng như chưa truyền tải được giá trị nhân văn như phiên bản gốc. Dự án tiêu tốn 100 triệu USD chưa tính kinh phí quảng bá nhưng chỉ thu về 94 triệu USD toàn cầu. Đây có lẽ là một ví dụ cho các nhà làm phim đang có ý định đầu tư dự án làm lại một bộ phim kinh điển nên căn nhắc kỹ.

(Ảnh: Internet)
Theoyan

BÌNH LUẬN