Phát hiện mới chỉ ra ra cây cối biết tính toán, thực vật cũng có ý thức y như con người

0
1440

Nhà thần kinh Greg Gage đã thực hiện một thí nghiệm cho thấy có thể đếm và “nghĩ” tại buổi thuyết trình trong chương trình TED Talk tháng này. Đây chỉ là một dẫn chứng nhỏ về việc cho thấy rằng có thể có một hình thái ý thức.

Gage đã bắt đầu thí nghiệm của mình bằng cách hỏi “Cái gì có não bộ?” Ông hỏi như vậy để cho thấy sự khác nhau giữa một thứ có não bộ và những thứ không có não bộ. Thông thường các sinh viên thường trả lời: “Những thứ di chuyển có khuynh hướng có não bộ.” Gage nói: “Đúng như vậy”.

Cây cối không có não bộ nhưng có một cơ chế thông minh hoạt động như não bộ

Trong thí nghiệm của mình, anh đã sử dụng hai loại cây có thể di chuyển một cách nhanh chóng. Một cây là cây Mimosa có thể uốn lên khi bạn chạm vào nó. Một loài cây bẫy ruồi có tên Venus, chúng sẽ đóng “miệng” của chúng khi một con ruồi bay vào đó.

Nhà thần kinh học Greg Gage đo các xung điện bên trong những cây này giống như việc các nơ-ron dẫn truyền xung thần kinh trong não bộ.

Ông nối các điện cực vào cây mimosa để cho thấy các tín hiệu điện bắn ra từ cây mimosa này khi nó bị thứ gì đó chạm vào sẽ được gửi đến thân cây để di chuyển lá. Điều này cũng tương tự như các nơ-ron dẫn truyền xung thần kinh trong cơ thể người, tạo điều kiện giao tiếp giữa não bộ với các bộ phận của cơ thể cần phản ứng với tác nhân kích thích.

Gage nối các điện cực lên cây bẫy ruồi. Tương tự như vậy, khi chạm vào những sợi lông cảm giác phía bên trong, nó cũng tạo ra một xung điện. Nhưng miệng cây đã không đóng lại. Đó là bởi vì cây bẫy ruồi sẽ chỉ đóng miệng nếu chúng chắc chắn có một con ruồi ở đó. Cây phải mất rất nhiều năng lượng để mở và đóng miệng.

Làm sao chúng có thể chắc chắn như vậy? Chính là bởi số lần các sợi lông cảm giác được kích thích. Điều đó có nghĩa là cây bẫy ruồi Venus có thể đếm được. Chúng có thể đếm được số lần mà những con ruồi đậu vào chúng.

Cây bẫy ruồi Venus (Ảnh: EpochTime)

Gage chia sẻ thêm rằng cây cối không có não bộ, nhưng chúng có thể giao tiếp bằng cách sử dụng điện. Ông kết nối hai cái cây với nhau để xem nếu các xung điện trong cây này có thể ảnh hưởng tới cây kia hay không. Khi ông chạm vào sợi lông của cây bẫy ruồi, cây mimosa cũng đồng thời cuộn lại.

Vào năm 2015, cán bộ lâm nghiệp người Đức Peter Wohlleben đã viết cuốn “The Hidden Life of Trees”, khiến cả thế giới phải kinh ngạc bằng việc chỉ ra cách cây cối liên lạc với nhau. Ông chỉ ra rằng rừng rậm chính là một cộng đồng trong đó cây cối liên lạc, kết bạn và bảo vệ lẫn nhau.

Ví dụ, khi một cây bị gặm nhắm, nó có thể gửi đi một hóa chất để cảnh báo các cây khác rằng có một sinh vật đang đói khát trong khu vực đó. Những cây khác có thể tỏa ra các hóa chất khiến chúng không còn những loài sinh vật kia nữa.

Cây cối chia sẻ các chất dinh dưỡng với nhau thông qua hệ thống rễ của chúng. Cây mạnh hơn chia sẻ chất đường với cây yếu hơn. Mục đích ở đây là tất cả đều mạnh hơn nếu chúng đứng cùng nhau. Nếu những cây riêng lẻ bị chết, chúng sẽ tạo thành không gian mở cho gió vào và làm ảnh hưởng tới các cây khác.

Một cây sẽ không đối xử với tất cả các cây khác như nhau. Nó chọn những người bạn của nó (Ảnh: Epochtime)

Đây chỉ là một vài ví dụ về cách mà cây cối có thể tác động qua lại lẫn nhau một cách kỳ diệu. Đó không có vẻ chỉ đơn giản là những quy trình tự động và tùy tiện.

Wohlleben viết: Hai cây không phải là “bạn” sẽ dồn hết sức mạnh vào cành của chúng khi chúng chạm vào nhau, “vì vậy bạn có ấn tượng rằng đang có một trận đấu diễn ra căng thẳng trên đó.

Nhưng một đôi bạn thực sự lại rất cẩn thận ngay từ đầu, chúng không để phát triển những cành cây quá dày theo hướng của nhau. Những cây này không muốn lấy bất cứ thứ gì của nhau, và do đó chúng chỉ phát triển các cành cứng ở phía bên ngoài ngọn của chúng, nghĩa là chỉ theo hướng “không phải bạn bè”.

Wohlleben đã quan sát thấy những gốc cây đã bị đổ từ lâu nhưng vẫn giữ được sự sống bởi sự trợ giúp của các cây khác quanh nó. Một khu rừng sẽ không giữ sự sống cho tất cả các gốc cây như vậy, phải chăng đó là một cảm giác tôn kính đối với một người bạn cũ khiến chúng duy trì sự sống cho những gốc cây kia như vậy?

Wohlleben cho biết điều đó có thể liên quan đến “mức độ kết nối – hoặc thậm chí là tình cảm.” Các nhà khác đã thừa nhận rằng thực vật có khả năng ‘về mặt tinh thần’ rất cao.

Mức độ mà cây cối cảm nhận hoặc theo cách mà những sinh vật khác làm – kể cả chúng ta – đều không rõ ràng. Nhưng Wohlleben và Gage đã bổ sung thêm một số bằng chứng thiết thực vào chủ đề tính nhạy cảm cao của thực vật đang gây tranh cãi này.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thực vật có trí nhớ lâu dài, chúng nhận thức được môi trường vật lý và hành vi của các loài thực vật khác, và thậm chí chúng có thể đọc được suy nghĩ của một người. Thế giới tự nhiên quả thực không hề đơn giản như chúng ta vẫn tưởng.

Theo dkn.tv

BÌNH LUẬN