Phám khá “nội ngoại thất” nhà thờ Đức Bà

0
693

Tròn 137 năm kể từ ngày khánh thành, dù trải qua nhiều biến động về thời gian, về chính trị, lịch sử, Nhà thờ Đức Bà vẫn giữ vẹn nguyên giá trị là một tuyệt tác giữa lòng Sài Gòn.

Vẻ đẹp của một gần 140 năm tuổi.

Ngạn ngữ có câu: “Kẻ thù lớn nhất của sắc đẹp chính là thời gian.” Tuy nhiên, chân lý này không hề đúng đối với nhà thờ Đức Bà. Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn may mắn không bị phá hủy bởi chiến tranh như nhiều công trình khác. Ở nó mang dấu tích hoài cổ và độc đáo, phong cách, dấu ấn vô cùng đặc biệt. Đây là một trong nhiều yếu tố khiến vẻ đẹp của Nhà thờ gần như “miễn nhiễm” với sức tàn phá của thời gian, với xu thế của thời đại. Vậy những yếu tố khác là gì?
Điểm đặc biệt về kiến trúc
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có lối kiến trúc độc đáo do chính tay kiến trúc sư J.Bourad người Pháp thiết kế. Phong cách kiến trúc của nhà thờ là một sự tổng hòa giữa phong cách Roman và Gotich. Công trình cũng là minh chứng cho sự giao lưu, kết hợp phong cách kiến trúc Đông – Tây. Kiến trúc sư Bourad đã rất thành công khi xây dựng một công trình mang nét văn hóa phương Tây trên đất phương Đông, sử dụng những vật liệu mới nhưng cực kỳ phù hợp với khí hậu bản xứ.
Nhà thờ Đức Bà là một công trình có nhiều điểm đặc biệt. Xét về quy hoạch, Nhà thờ nằm giữa quảng trường, liền kề với không gian giao thông chung quanh, không hề có hàng rào và khuôn viên kế cận; nhà thờ là một điểm nhấn trong không gian đô thị; có góc nhìn đẹp từ mọi phía.
Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn – Gia Định lúc ấy và bây giờ.

Nhà thờ nằm trên vị trí đắc địa giữa lòng Sài Gòn.

Phía bên trong Nhà thờ gồm có chính điện ở giữa, hai dạy phụ hai bên chính điện và hai dãy ngoài cùng gồm các gian cầu nguyện nhỏ. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93m. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35m. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.

Chính điện nhà thờ Đức Bà.

Chính điện có chiều cao 21m, ngăn cách với hai không gian phụ bằng hàng cột cuốn vòm kết hợp với trụ thép đỡ vòm mái.
Hai bên tường được thiết kế 10 góc cầu nguyện, nơi đây còn có Thánh Giá bằng đá cẩm thạch trắng được điêu khắc tinh xảo. Không gian phía sau cung thánh có 5 phòng nguyện nhỏ với 5 bàn thờ bằng đá cẩm thạch dành cho các linh mục dâng lễ.

Một góc cầu nguyện.

Kiến trúc của thánh đường đã tạo nên một hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời trong , cho một cảm giác tĩnh lặng, thánh thiện và trang nghiêm. Ánh sáng huyền ảo cũng làm các chi tiết kiến trúc, bên trong thánh đường nổi bật và đẹp hơn.
Mái ngói
Sau một thời gian dài dãi nắng dầm mưa, mái ngói của Nhà thờ đã bị hư hỏng. Dự kiến trong đợt trùng tu tổng thể lần này, mái ngói sẽ được ưu tiên sửa chữa.

Mái ngói của Nhà thờ đã bị hư hỏng.

Trước đó thì mái ngói của Nhà thờ cũng đã được sửa chữa để chống dột khá nhiều lần. Hiện nay trên chỗ mái cao nhất có 6 loại ngói khác nhau. Loại ngói có số lượng lớn nhất là ngói Phú Hữu. Ngói có số lượng ít là ngói Đồng Nai và ngói của thương gia Vương Đại (ngói có in chữ “WANG-TAI SAIGON”).
Trong số các loại ngói được nhập từ Pháp (chủ yếu là Marseille) thì loại ngói có in dòng chữ “MARSEILLE ST. ANDRÉ FRANCE” là loại ngói có chất lượng cao nhất. Số lượng ngói này còn lại rất ít, chỉ khoảng 4900 viên.
Tường gạch
Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi rêu.​
Gạch được xếp theo thứ tự: một viên nằm ngang xen kẽ một viên nằm dọc, tạo nên những hình thánh giá xen kẽ nhau.

Một góc tường gạch của Nhà thờ.

Gạch sử dụng để xây mặt ngoài của tường có in tên lò gạch, nơi và năm sản xuất: WT 1878 – Saigon. Các lớp tường tiếp theo sử dụng loại gạch thẻ được sản xuất trong nước thời bấy giờ (trên thân gạch không có in ).

Tường được thiết kế khá dày, khoảng 65cm, để cách âm và cách nhiệt cho không gian bên trong nhà thờ.
Hoa văn trang trí bằng gạch trên tường được xử lý rất tinh tế và công phu. Hình thức hoa văn đối xứng hai bên, nhưng không đối xứng trên dưới. Bộ hoa văn bên ngoài lệch với hoa văn bên trong giúp đối lưu không khí tối ưu.

Hoa văn trang trí bằng gạch trên tường.

Bộ chuông cổ
Ban đầu, hai tháp chuông cao 36,6m, không có mái và chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng 40 cm bề ngang. Nội thất gác chuông rất tối và sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút.
Bộ chuông cổ lắp đặt hai bên tháp chuông nhà thờ Đức Bà được thiết kế và vận hành rất độc đáo.
Sáu quả chuông đồng lớn, được hãng đúc chuông Bollee chế tác năm 1879 tại Pháp với những nét họa tiết tinh xảo. Bộ chuông được phối âm độc đáo với các cung Sol – La – Si – Do – Re – Mi.

Cận cảnh quả chuông với nhiều họa tiết tinh xảo.

Các chuông đều được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật công tắc điện. Khi 6 chuông này cùng vang lên, tiếng chuông ngân xa tới 10km.
Đồng hồ cổ
Ở mặt trước công trình, giữa hai tháp chuông, dưới đỉnh mái có một đồng hồ. Nhìn trên mặt đứng công trình, mặt của chiếc đồng hồ này như một , nhưng bên trong nó là một bộ máy khá đồ sộ, nặng tới hơn 1 tấn. Chiếc đồng hồ này được sản xuất tại Thụy Sỹ năm 1887, hiệu R.A, cao 2.5m, dài 3m, ngang 1m. Qua trăm năm hoạt động, và dù đã thô sơ, cũ kỹ, kim giờ và kim phút vẫn không phải chỉnh sửa gì.

Đồng hồ nhìn từ mặt trước nhà thờ.

Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ treo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này là có thể biết đồng hồ lớn chạy nhanh, chậm, đúng hay sai giờ.

Đồng hồ con để theo dõi và điều chỉnh đồng hồ lớn.

Trước đây, một tháng mới phải lên dây cót đồng hồ một lần. Nhưng từ khi thay quả tạ khác vào năm 1973, dây cót cần được lên mỗi tuần một lần. Khi lên dây cót bằng chiếc cần trông giống như quay bánh xe.
Lên dây cót đồng hồ bằng một chiếc cần đặc biệt.

Các ô kính màu
Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính màu do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất. ​Tuy nhiên, trong số 56 cửa kính này hiện chỉ còn bốn cửa là nguyên vẹn như xưa, còn các cửa kính màu khác đều đã được làm lại vào khoảng những năm 1949 để thay thế các cửa kính màu nguyên thủy của nhà thờ đã bị bể gần hết trong thế chiến thứ 2.
Các kính màu này diễn tả các nhân vật thánh và các sự kiện trong Kinh Thánh, ngoài ra kính cũng xen kỹ rất nhiều hoạt tiết phương Đông.
Hệ thống kính màu được thiết kế đặc sắc, phối sáng hài hòa. Trong chính điện, ánh sáng nhẹ nhàng mang đến một không khí trang nghiêm.

2 trong số rất nhiều khung cửa kính màu đặc sắc.

Với những nét độc đáo về kiến trúc và nguyên vật liệu xây dựng như vậy, có thể nói nhà thờ Đức Bà đứng đầu trong các công trình đô thị tuyệt mỹ của Sài Gòn, xứng đáng là biểu tượng của một năng động và có bề dày lịch sử. Dẫu trải bao mưa nắng, nhà thờ Đức Bà vẫn trang nghiêm đứng giữa lòng và là nơi tụ họp thân thuộc của bao thế hệ cư dân Sài Gòn, dù là ngày thường hay lễ Tết.

Nguồn: Internet

BÌNH LUẬN