Những trò cực đặc biệt trên cơ thể mà khoa học cũng không thể lý giải nổi

0
4541

Các nhà tin rằng điều này liên quan đến đặc thù ngôn ngữ mà những người này sử dụng.

Lấy lưỡi liếm cùi chỏ, ngọ nguậy tai, hay làm hoa trên lưỡi… đều là những khả năng rất hay ho của con người mà khoa học cũng không thể lý giải nổi.

luôn chứa đựng những bí ẩn mà các nhà khoa học đến nay vẫn chưa thể lý giải được. Cụ thể là những đặc điểm chỉ xảy đến với một nhóm người nhỏ vô cùng đặc biệt trên thế giới này:

Làm hoa lưỡi
Ngoài di truyền học, môi trường cũng là yếu tố hình thành nên chiếc lưỡi dẻo ở một số người. Các nhà khoa học tin rằng điều này liên quan đến đặc thù ngôn ngữ mà những người này sử dụng.
 Trong một cuộc đặc biệt về mức độ linh hoạt của lưỡi, 63% người tham gia có thể cuộn tròn chiếc lưỡi của mình theo hình đầu tiên. 14% có khả năng uốn con một nửa như hình 2 và cuối cùng chỉ có duy nhất 1% người thành công tạo ra 3 hình dáng lưỡi lạ mắt như ngôi sao Harry Potter, Daniel Radcliffe.

Ngọ nguậy tai
Trên thế giới có gần 22% người có thể điều khiển một bên tai của mình ngọ nguậy theo ý muốn, và chỉ 18% người thực hiện điều đó với cả hai tai. Theo các chuyên gia, việc có thể ngọ nguậy chiếc tai phụ thuộc nhiều vào nhóm cơ tai Auriculares.

Đây là phần cơ phía ngoài tai, có chức năng xoay và điều chỉnh đôi tai để tập trung thính giác về phía những âm thanh đặc biệt. Tổ tiên của chúng ta trong quá khứ cũng sở hữu nhóm cơ này nhưng quá trình tiến hóa khiến nó trở nên dư thừa, yếu dần và biến mất ở phần lớn con người.

Cử động từng ngón chân
 Dù bạn có cố gắng thế nào, mỗi 10 ngón chân cứng đầu sẽ chẳng nghe lời bạn đâu. Lý do bởi vì chỉ có ngón chân cái và ngón út được trang bị các cơ riêng và các ngón còn lại được điều khiển bởi duy nhất 1 nhóm cơ. Hầu hết con người đều dễ dàng di chuyển ngón cái và một số rất ít có thể làm các ngón còn lại cựa nguậy theo ý muốn.

Lấy lưỡi liếm cùi chỏ
Nếu bạn có thể lấy lưỡi liếm cùi chỏ thì xin chúc mừng, bạn đã nằm trong 1% dân số thế giới sở hữu khả năng kì lạ này. Nguyên nhân 99% còn lại không làm được là do khớp xương của chúng ta có dạng giống như cánh cửa, trong đó dây chằng và sụn đóng vai trò là bản lề. Rất khó để khớp xương có thể uốn cong quá mức cần thiết.

Nếu chăm chỉ tập luyện từ bé, các xương khớp dẻo dai, bạn hoàn toàn có thể chinh phục khả năng này. Còn đối với những trường hợp mang cấu trúc xương khớp linh hoạt bẩm sinh, họ có thể làm điều này một cách vô cùng dễ dàng.

Nhướn một bên chân mày

Nhướn cả hai bên chân mày thì quá tầm thường rồi, bạn hãy thử làm với chỉ một bên chân mày xem bản thân có nằm trong 10% nhân loại có thể làm được điều này hay không. Thực tế, hành đông này phụ thuộc vào khả năng điều khiển cơ mặt của chúng ta.

Thú vị hơn, những người nhướn được một bên chân mày cũng sở hữu luôn cả khả năng ngọ nguậy tai như phía trên đề cập. Các nhà khoa học tin rằng con người sơ khai thường nhướn một bên chân mày mỗi khi nhìn thấy nguy hiểm, giống như loài khỉ thời hiện nay.

Ngón tay cái bẻ ngược
 25% dân số thế giới sở hữu ngón tay cái có thể bẻ ngược ra đằng sau này được cho là những người có năng khiếu trong các hoạt động ngoại giao, đối ngoại. Ngón cái này theo quy ước của hai nhà nghiên cứu Harris và Joseph vào năm 1949 có góc nghiêng lớn hơn 50 độ so với ngón tay thẳng bình thường. Chính vì thế, nó được đặt cho cái tên riêng là hitchhiker’s thumb (tạm dịch: ngón tay xin đường).

Gân nổi ở cổ tay
Đầu tiên, bạn hãy để ngửa cánh tay ra, chụm ngón cái và ngón út lại trong khi vừa gập cổ tay. Chiếc gân nổi lên như bên trái thực chất là một cơ đã bị thoái hóa, có tên gọi khoa học là palmaris longus (cơ gan tay). Đây là bằng chứng chứng tỏ con người có nguồn gốc tiến hóa từ động vật trong quá khứ. Cụ thể, palmaris longus là những gì còn sót lại của tổ tiên chúng ta ngày trước – những người sử dụng chi trước để leo trèo.

Các chuyên gia khẳng định dù có sở hữu điểm đặc biệt này như 14% dân số thế giới hay không thì nó vẫn không làm ảnh hưởng đến sức mạnh hoặc những chức năng khác của tay chúng ta.

(Nguồn: Brightside)

BÌNH LUẬN