Những sự thật rất thú vị về chuyện “xì hơi” mà không phải ai cũng biết

0
1263

Con người vẫn có thể “” sau khi qua đời và đây là một bằng chứng không thể phủ nhận. Sau khi mất đi khoảng 3 giờ, những khí thải trong cơ thể người sẽ tìm cách thoát ra ở hai đầu đường tiêu hóa, dẫn đến chứng ợ hoặc “” phát ra âm thanh.

Có thể hầu hết chúng ta sẽ đều cảm thấy khá xấu hổ và lúng túng khi nhắc đến vấn đề này. Tuy nhiên, đây lại là một trong những chức năng cần thiết để con người tồn tại cùng với rất nhiều điều thú vị mà bạn không ngờ đến.

Tại sao chúng ta lại phải “xì hơi”? Tại sao việc “xì hơi” lại có mùi? Và bạn có biết, chúng ta “xì hơi” trung bình đến 14 lần mỗi ngày, con người vẫn tiếp tục xì hơi sau khi chết… Chúng ta ai cũng phải thực hiện, dù muốn hay không, vì đây là một trong những hoạt động tự nhiên và cần thiết để con người tồn tại.

Chứng “xì hơi” xảy ra do khí bị tắc nghẽn quá lâu trong ruột, và điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó là không khí bị nuốt vào ruột khi chúng ta nhai hay uống. Một số khí thoát ra từ quá trình tuần hoàn máu, và một số được sinh ra từ các phản ứng hóa học trong ruột hay do gây ra. Một lần “xì hơi” thông thường chứa khoảng 59% khí Nitơ, 21% khí Hiđrô, 9% khí CO2, 7% khí Mêtan, 4% khí Oxi và khoảng 1% chứa Hydro Sunfua và Mercaptan (chất có lưu huỳnh) khiến việc “xì hơi” của chúng ta có mùi. Việc “xì hơi” kèm theo âm thanh “chết người” bởi khi khí thải thoát ra khỏi ruột sẽ khiến trực tràng bị rung và phát ra thành tiếng. Và độ to hay nhỏ của tiếng âm thanh phát ra khi “xì hơi” phụ thuộc khá nhiều vào áp lực khí, cũng như độ thắt cơ hậu môn của mỗi người.

Dưới đây là những sự thật thú vị về “hiện tượng tự nhiên” quan trọng này của con người mà có thể bạn chưa bao giờ được biết:

Một người sẽ xì hơi 14 lần mỗi ngày

Mỗi người chúng ta trung bình sẽ sản xuất ra khoảng nửa lít khí thải mỗi ngày, và mặc dù nhiều phụ nữ không chịu thừa nhận, nhưng thực tế số liệu này đúng với cả nam và nữ. Vì một đã chỉ ra rằng, nếu như ăn cùng một loại thức ăn với một lượng nhất định cho hai người – một nam và một nữ thì sau đó, phụ nữ có xu hướng “xì hơi” nhiều hơn nam. Và thật ngạc nhiên là nếu phải “xì hơi” liên tục trong vòng 6 năm 9 tháng, người ấy có thể tạo ra nguồn năng lượng có sức tàn phá tương đương với một quả bom nguyên tử!


Phụ nữ “xì hơi” nặng mùi và nhiều hơn so với nam giới

Nghe có vẻ buồn cười nhưng đây lại là sự thật, vì theo một nghiên cứu của giáo sư Michael Levitt thuộc ĐH Stanford, trong cùng một đơn vị thể tích, tỉ lệ khí H2S trong “bom” của phụ nữ cao hơn hẳn so với đàn ông. Nguyên nhân là do bên trong cơ thể của phụ nữ vốn đã có nhiều khí H2S hơn so với phái mạnh. Ngoài ra, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu như cùng ăn một loại thức ăn giống nhau với lượng bằng nhau thì phụ nữ có xu hướng “xì hơi” nhiều hơn nam giới.

Tốc độ xì hơi có thể lên tới 3m/s

Tùy theo cơ địa mà mỗi người sẽ có tốc độ “xì hơi” khác nhau và tuy tốc độ “xì hơi” có thể lên tới 3m/s nhưng hầu hết chúng ta thường không ngửi thấy mùi trong khoảng 10 – 15s sau khi nó lan tỏa trong không khí. Điều này được lí giải bởi không khí sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để lan tỏa ra xung quanh và đến… mũi của chúng ta.


Thể tích của một lần “xì hơi” bình thường là 100ml

Và trung bình, một lần “xì hơi” chúng ta sẽ thải ra bên ngoài khoảng 100ml khí, chúng lan tỏa ra xung quanh chỉ trong vòng chưa đầy 2s.

Ăn nhiều thịt đỏ khiến bạn “xì hơi” nặng mùi hơn

Thật sự là như vậy, vì các hợp chất của lưu huỳnh, đặc biệt là methanethiol – chất nặng mùi nhất có rất nhiều trong thịt đỏ. Vì vậy, nếu bạn ăn nhiều thịt đỏ, quá trình tiêu hóa sẽ giải phóng các hợp chất này và dễ khiến những lần “xì hơi” nặng mùi hơn.

Nhịn “xì hơi” có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Một vài chuyên gia cho rằng, khí sinh ra gay “xì hơi” là một phần tự nhiên trong hệ tiêu hóa của con người, do đó, giữ chúng bên trong cơ thể cũng không làm hại gì. Tuy nhiên, một vài người khác lại cho rằng, ít nhất thì việc nhịn “xì hơi” cũng có một tác hại là gây đầy hơi, đồng thời gây ra một số triệu chứng khó chịu khác, tệ hơn, đôi khi nhịn “xì hơi” có thể gây nên bệnh trĩ hay chứng phình to ruột. Nhưng ngay cả khi bạn giữ chặt và cố nhịn để không “xì hơi” trong suốt cả ngày dài thì khí cũng sẽ thoát ra ngoài khi bạn đang ngủ.

Đối với một số nền văn hóa, “xì hơi” chẳng có gì to tát

Hầu hết các nền văn hóa trên thế giới đều xem “xì hơi” nơi công cộng hay nơi làm việc là hành vi bất lịch sự, thì ở một vài quốc gia, “xì hơi” lại được xem một hành động bình thường. Một bộ lạc da đỏ ở Nam Mỹ còn xem việc “xì hơi” như một lời chào. Còn tại thành Rome cổ đại, Hoàng đế Claudius vì lo sợ việc giữu nhiều khí trong người sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nên ông đã ban hành điều luật quy định mọi người phải cùng tham gia một buổi tiệc “xì hơi”… tập thể!

Con người thậm chí vẫn tiếp tục “xì hơi” sau khi chết

Con người vẫn có thể “xì hơi” sau khi qua đời và đây là một bằng chứng không thể phủ nhận. Sau khi mất đi khoảng 3 giờ, những khí thải trong cơ thể người sẽ tìm cách thoát ra ở hai đầu đường tiêu hóa, dẫn đến chứng ợ hoặc “xì hơi” phát ra âm thanh.

Ngoài ra, bạn đừng tưởng xì hơi chỉ làm “mất đoàn kết nội bộ”, mà theo các chuyên gia sức khỏe, xì hơi còn giúp ích cho cơ thể chúng ta rất nhiều. Khi bạn xì hơi, thứ mùi dù gây khó chịu này sẽ giúp bạn bảo vệ những tế bào trong cơ thể. Mùi hôi này còn giúp kích thích sản xuất năng lượng trong tế bào mạch máu và kiềm chế sự viêm nhiễm của chúng. Cơ thể có thể bị những tổn thương bên ngoài hay bên trong và tế bào không kịp phục hồi, chính tác động của việc “xì hơi” sẽ giúp tế bào tiến triển nhanh chóng, làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

BÌNH LUẬN