Những con đường đến trường vô cùng gian khổ và gần với tử thần nhất thế giới

0
2104

Để theo đuổi giấc mơ con chữ, nhiều ở những vùng miền xa xôi, hẻo lánh trên thế giới hàng ngày phải vượt qua sông sâu, núi cao, vực thẳm hay thậm chí phải đánh đổi cả mạng sống của mình đi trên những cây cầu tạm bợ có thể sập xuống bất cứ nào để đến trường. Dưới đây là những đầy nguy hiểm của trên khắp thế giới.

Zanskar (Ấn Độ)

Cha mẹ đang hướng dẫn con cái vượt qua con đường cheo leo đầy tuyết trên dãy Himalaya để đến trường mỗi ngày. Do mưa lớn, những con đường đến trường của học sinh sống ở dãy Himalaya thay đổi liên tục và rất nguy hiểm.

Sri Lanka

Các nữ sinh ở Sri Lanka đi qua một tấm ván bắc qua vách đá trên đỉnh một pháo đài có niên đại từ thế kỷ trước.

Nepal

Ở miền núi Nepal, vượt sông tới trường qua những cái cầu bằng cáp treo như thế này là rất phổ biến. Hàng ngày, các em học sinh dùng dây thừng và ròng rọc ngồi trên tấm ván để vượt sông rất nguy hiểm.

Guizhou (Tây Nam )

Ở làng Genguan, hàng ngày, những đứa trẻ phải đi dọc theo bên vách đá để đến lớp ở Bijie. Trường Tiểu học Banpo nằm ở vị trí nửa đường lên núi và con đường đến đó là các sườn núi dốc chênh vênh.

Con đường vách đá rộng chỉ hơn 0,5 mét, thế nên các em phải ép sát người vào vách núi để di chuyển. Con đường này đã được tạo ra cách đây 40 năm như một kênh đào tưới tiêu. Mặc dù có một con đường khác an toàn hơn, nhưng trẻ em phải mất 2 giờ để đi bộ đến trường.

Tân Cương (Trung Quốc)

Để đến trường nội trú, cũng như khi trở về nhà, các học sinh ở Tân Cương phải dò dẫm trên một con đường dốc đứng và vượt qua những ngọn núi cheo leo rất nguy hiểm.

Tứ Xuyên (Trung Quốc)

Con đường đến trường đầy khó khăn và nguy hiểm của cô học trò nhỏ cùng cha khi phải đi qua một cây cầu nghiêng và trơn trượt dưới tuyết rơi trắng xóa.

Java (Indonesia)

Trẻ em ở đây phải qua một cầu treo khá bập bênh nối giữa hai ngôi làng để đến trường.


Nếu đi xe đạp, chúng chỉ có thể chạy xe trên miếng gỗ rất bấp bênh.

Sumatra (Indonesia)

Khoảng 20 học sinh làng Batu Busuk phải chênh vênh đu qua cây cầu dây 9m trên một con sông để đến trường.


Và sau đó bọn trẻ còn phải đi bộ hơn 11km xuyên qua khu rừng mới đến trường tại thị trấn Padang.

Sanghiang Tanjung (Indonesia)

Tại một ngôi làng khác ở Indonesia là Sanghiang Tanjung, trẻ em sống ở bên kia sông Ciberang phải băng qua cây cầu treo bị hỏng tới trường.

Thay vì đi bộ mất 30 phút qua cây cầu mới được thay thế, các em đã chọn cách vượt qua cầu đã bị sập đầy nguy hiểm để rút ngắn thời gian.

Rizal (Philippine)

Học sinh sử dụng một chiếc lốp xe to để băng qua sông đến trường từ một ngôi làng xa xôi ở tỉnh Rizal, nằm ở phía đông thủ đô Manila.

Các cậu học trò nhỏ phải đi bộ ít nhất một giờ mỗi ngày để đến trường và đôi khi bị buộc phải bỏ học hoặc trú ẩn tại nhà của người thân nếu nước sông dâng cao do mưa lớn.

Colombia

Đây là con đường đến trường duy nhất của cô bé này để vượt qua sông Rio Negro ở Colombia. Cô bé phải đi xuống với vận tốc 80 km/h bằng hệ thống cáp kết nối hai bờ sông.

Bên cạnh những con đường gian khổ trên khắp thế giới nêu trên thì ở một số nơi, thuộc vùng sâu vùng xa ở Việt Nam chúng ta, học sinh cũng rất vất vả trên con đường đi đến trường.

Các em nhỏ ở vùng cao, vùng sâu vùng xa phải vượt suối, băng sông, thậm chí băng qua những chiếc cầu treo thô sơ để đến trường.

Để kiếm được con chữ, trẻ em ở những vùng hẻo lánh trên khắp thế giới đã phải đối mặt với bao nhiêu hiểm nguy cắt trở, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Không có xe bus, không có đường nhựa sạch sẽ và khô ráo, tất cả những con đường trên đây đều là thử thách nguy hiểm với cả người lớn, nhưng đó lại là hành trình tìm kiếm tri thức duy nhất của những đứa trẻ, những em học sinh. Nếu bọn trẻ nhà bạn cứ luôn càu nhàu vì phải dậy sớm đi học, hãy cho chúng xem bài viết này, bạn nhé!

BÌNH LUẬN