Những cách bắt cá thần thành trên thế giới

0
3593

Những người ngư dân chia sẻ, ngoài đuổi cá những chú rái cá còn săn lùng và khuấy động lũ cá từ trong các ngóc ngách dưới đáy sông. Phương pháp này là một hình thức cộng sinh khá hài hòa được người dân duy trì từ thời cổ đại.

là một hoạt động lâu đời có ở các nước thuần nông khu vực châu Á. Thường thì người ta dùng dây hoặc là lưới để câu, đó là phương pháp truyền thống và phổ biến cho đến tận ngày nay. Nhưng ở mỗi quốc gia lại có một , sống khác nhau nên từ đó cũng có những vô cùng độc đáo, mời bạn cùng xem nhé!

Lưới cá bằng cà kheo

Ở quốc Sri Lanka, gần bờ biển Ấn Độ, thuộc Ấn Độ Dương có một làng nghề truyền thống chuyên thực hiện vô cùng độc đáo khiến thế giới phải thán phục. Theo đó, họ dùng những cây cà kheo cao ngất ngưỡng đứng giữa biển khơi để đánh bắt cá thay vì dùng cần câu như thường thấy. Theo truyền thống, người dân ở đây ngồi lên trên một thanh ngang được gọi là “petta”. Họ gắn thanh này vào một cột thẳng đứng và cắm nó xuống dưới nền cát khoảng vài mét cách bờ biển khá xa.

 Cách bắt cá truyền thống bằng cà kheo của người dân ven biển Ấn Độ Dương.

Khi đứng trên cà kheo, họ sẽ thả một mảnh lưới nhỏ bên dưới và quan sát. Nếu cá đến gần, họ chỉ cần kéo lưới lên là được. Cách câu cá này được cho là bắt nguồn vào khoảng Thế chiến II khi mà nguồn lương thực trở nên cạn kiệt. Chúng được các ngư dân phát triển khi không có tiền trang bị tàu bè đắt tiền. Theo tìm hiểu, phương pháp này khá nguy hiểm vì người bắt cá treo mình cheo leo nơi những rặng san hô, đối mặt với thú dữ và những cơn sóng thần vô cùng kinh hãi.

Bắt cá bằng chim cốc

Nghệ thuật bắt cá của người Nhật mới thật sự là đỉnh cao khi biết tận dụng thú nuôi để tăng hiệu suất kinh tế. Đây là một phương pháp bắt cá truyền thống cổ xưa, có tại cách đây 1300 năm. Ngày nay, phương pháp cổ truyền này vẫn được duy trì tại ngôi làng ven sông Nagara thuộc tỉnh Gifu – . Chim cốc là một loài chim thuộc họ hàng nhà vịt, chân có màng và thường sống ở ao hồ, kênh rạch. Chúng thường đợi con mồi ở bờ biển và ven sông, khi nhắm được con mồi nó sẽ lặn xuống nước, sử dụng cánh và chân rồi nuốt cá vào cổ họng. Vì những đặc điểm này mà chim cốc rất phù hợp để luấn luyện săn bắt cá và người Nhật đã làm được điều đó.

 Một lão nông người Nhật thực hiện đánh bắt cá bằng chim cốc.

Người Nhật huấn luyện một bầy chim cốc đi săn từ 5 đến 10 con tùy năng suất của thuyền. Sau đó vào những buổi chiều tà, khi mặt trời dần khuất bóng, họ mới đánh thuyền ra sông. Đến một nơi mà ngư dân cho là có nhiều cá, họ sẽ thả những con chim cốc này lặn sâu xuống sông và bắt cá về. Khi bắt được cá, chúng tự động bơi vào thuyền. Lúc này, người ngư dân chỉ việc thao tác và lấy cá ra. Sau một chuyến đi săn, những ngư dẫn sẽ thưởng cho bầy chim những con cá tươi ngon gọi là khích lệ tinh thần. Điều này gần giống với cách huấn luyện chó hoặc mèo ngày nay. Được biết, bên cạnh Nhật Bản thì phương pháp này cũng được du nhập sang vùng Đông Nam của .

Bắt cá bằng rái cá

Phương pháp này cũng gần giống với cách thức huấn luyện chim cốc để bắt cá của người Nhật. Tuy nhiên, thay vì chim cốc thì ngư dân ở đất nước Bangladesh lại sử dụng rái cá, một loài thú lưỡng cư khá quen thuộc trong thế giới tự nhiên. Ngư dân chia sẻ, phương pháp này đã xuất hiện rất lâu đời và được tổ tiên của họ sử dụng xuyên suốt hàng nghìn năm qua. Khác với cách thức truyền thống của người Nhật, người Bangladesh đuổi bắt cá thay vì nuốt cá vào bụng như chim cốc. Điểm độc đáo của phương pháp này là sự phối hợp nhịp nhàng giữa những người ngư dân và con rái cá. Trước khi thả rái cá xuống sông, những người ngư dân sẽ thả lưới ở khu vực được chọn. Sau đó, họ sẽ bắt đầu tung “đội quân” của mình ra.

Những chú rái cá đã sẵn sàng cho chuyến đi săn.

Lúc này, nhiệm vụ của những chú rái cá là bơi vòng quanh và cố tạo ra sự hỗn loạn để lũ cá . Với chiêu thức này, lũ cá sẽ bơi “loạn xì ngầu” và mắc vào lưới ngày một nhiều. Khi chiếc lưới đã đầy và nặng tay, người ngư dân sẽ bắt đầu thu lưới nhanh chóng để tóm gọn mẻ cá. Lúc này, “đội quân” rái cá cũng nhanh chóng leo lên thuyền để chuẩn bị cho một màn đánh bắt khác.

Những người ngư dân chia sẻ, ngoài đuổi cá những chú rái cá còn săn lùng và khuấy động lũ cá từ trong các ngóc ngách dưới đáy sông. Phương pháp này là một hình thức cộng sinh khá hài hòa được người dân duy trì từ thời cổ đại. Sau chuyến đi săn, cả người và thú đều chia sẻ bữa ăn ngay trên thuyền. Điều đó giúp khích lệ những chú rái cá và tiếp tục cho chuyến đi săn lần sau.

Mặc dù sử dụng cách thức với những phương pháp vô cùng thô sơ nhưng hiệu suất mang lại từ cách đánh bắt cá này lại vô cùng dồi dào. Bên cạnh nét đẹp truyền thống, những phương pháp đánh bắt cá này còn mang đến hiệu quả kinh tế khá cao, duy trì được tinh hoa của dân tộc và vùng lãnh thổ đó.

BÌNH LUẬN