Nhìn thành công của người khác để lấy động lực, chứ đừng làm thế này!

0
573

Giữa người với người, sự khác biệt lớn nhất đến từ bản chất của mỗi cá nhân. Bản chất khác biệt sẽ quyết định mức độ thành công.


01. Không muốn nhìn người khác sống tốt hơn mình

Có một người phụ nữ từng công khai kiện cáo khắp nơi về việc bị người khác mạo danh thi vào đại học nhiều năm trước. Mà kẻ làm chuyện đó, không phải ai xa lạ, lại chính là người chị họ thân thiết trước kia. Người em khóc kể rằng bản thân vất vả học tập, năm đó đi thi được điểm cao nhưng bị chị họ đánh cắp rồi dùng nó để nhập học trường sư phạm.

Trải qua điều tra, người ta phát hiện sự thật đúng là cô chị họ đã dùng thân phận của em nhưng cô mới là người thật sự đi thi, tự trả lời từng câu hỏi trong đề và nhập học trường sư phạm dựa vào tri thức thật sự của mình. Sau khi nhập học, cô chị cũng là người gian khổ học hành, rèn luyện và thực tập như mọi người khác để vất vả lấy bằng tốt nghiệp chứ không “đánh cắp” kết quả của bất cứ ai.

Hiện giờ, sau nhiều năm, khi công việc và thu nhập đã ổn định, chỉ qua vài năm nữa có thể về hưu an nhàn, cô em họ bỗng dưng xuất hiện để tố cáo và muốn nhận hết tất cả thành quả về mình.

Cho dù bạn bè cùng trường ngày xưa có thể chứng minh, cho dù công việc giảng dạy hoàn thành xuất sắc đến mấy, thì người chị họ vẫn bị đẩy rơi vào “vũng bùn”. Tất cả đều xuất phát từ tâm lý ghen tị khi nhìn người quen có , công việc giỏi giang, thu nhập khá giả mà bản thân mình chỉ là một nông dân ăn bữa nay phải lo bữa mai của cô em.

Chính vì thế người ta có câu: “Trên đời này, có hai thứ không thể nhìn thẳng, càng nhìn càng đau, một là mặt trời, hai là lòng dạ kẻ khác.” Có rất nhiều người trong lòng tràn ngập sự đố kỵ, không muốn nhìn người khác sống tốt hơn bản thân, từ đó sinh ra hành động “không ăn được thì đạp đổ”, hại người mà mình cũng chẳng được lợi gì.


Ghen tị không chỉ khiến bạn mệt mỏi mà còn đánh mất thời gian để chiếm lĩnh thành công.

02. Đáng sợ nhất là bị phản bội bởi người mình tin tưởng

Có hai cô gái chơi thân với nhau, hẹn nhau cùng thi vào khoa Kinh tế của một trường đại học. Trong ngày đăng ký nguyện vọng, một người trong số đó có việc gấp, phải nhờ người còn lại chọn ngành hộ mình qua mạng internet. Đến khi nhận kết quả thi, cô mới sững sờ khi thấy điểm của mình cao hơn nhưng lại bị báo trượt, trong khi điểm của người bạn thân thấp hơn nhưng được nhận giấy báo đỗ.

Cô lập tức gọi điện lên phòng tuyển sinh của trường đại học đó thì nhận được câu trả lời rằng, nguyện vọng của cô là khoa Kế toán có điểm đầu vào cao hơn khoa Kinh tế rất nhiều.

Hóa ra, chính người bạn thân kia đã thay đổi nguyện vọng của cô trong ngày đăng ký. Gọi điện chất vấn, người ta cho rằng cô học giỏi như thế, vào khoa điểm thấp thật là lãng phí nên chọn khoa khác hộ, tất cả đều là vì tốt cho cô mà thôi.

Rõ ràng thấy cô học giỏi hơn, điểm cao hơn, người ta ghen tị trong lòng nhưng ngoài miệng vẫn tìm lý do bao biện cho hành vi xấu xa của mình. Đây chính là dạng người đáng sợ nhất trên đời, giây phút trước còn tươi cười vui vẻ, coi nhau như tri kỷ, giây sau đã âm thầm đâm sau lưng, không ngần ngại đẩy bạn vào đường cùng. Lý do đơn giản là không muốn nhìn thấy bạn giỏi giang hơn người mà thôi.

03. Tư duy “Không ăn được thì đạp đổ” trăm hại mà không có một lợi

Bất cứ ai cũng có thể trở nên xấu xa một khi trong lòng nảy sinh mầm mống “ghen tị” với người khác. Lối tư duy “không ăn được thì đạp đổ” không chỉ làm tổn thương người khác, mà cũng cắt đứt đường lui của chính mình, trăm hại mà không có một lợi.


Giữa người với người, sự khác biệt lớn nhất đến từ bản chất của mỗi cá nhân. Bản chất khác biệt sẽ quyết định mức độ thành công.

Không chịu chấp nhận bản lĩnh và thành tựu của người khác cũng là một loại “bệnh”. Biểu hiện của bệnh là lòng dạ hẹp hòi, thích so sánh thiệt hơn và không có lòng tin vào bản thân. Trong khi người trí tuệ lấy thành quả của người khác làm để phấn đấu vươn lên thì kẻ ghen tị chỉ biết chôn vùi bản thân trong sự yếu đuối và tự ti về mình.

Giữa người với người, sự khác biệt lớn nhất đến từ bản chất của mỗi cá nhân. Bản chất khác biệt sẽ quyết định mức độ thành công. Những ai chỉ quan tâm đến kết quả mà người khác đạt được đã bỏ qua câu chuyện đằng sau những thành tựu đó, không nhìn thấy công sức bỏ ra, không thấy được điểm yếu của đối thủ và càng mù mờ trước điểm mạnh của bản thân. Khi không biết mình đang ở đâu, họ sẽ dễ dàng đánh mất động lực tiến lên phía trước.

Chính vì thế, tại sao phải đặt quá nhiều chú ý vào cuộc đời của người khác mà bỏ bê chính mình? Khi bạn thèm khát thành công của họ, hãy cứ nhớ về sứ mệnh của bản thân và trân trọng hành trình thiêng liêng của mỗi người trong cuộc sống này.

BÌNH LUẬN